Tôi học đến đây là xong. Phần còn lại là của bố
Cậu con cả nhà ông B. đã tuyên bố như vậy khi bàn giao tấm bằng tốt nghiệp đại học cho bố, cậu đưa tay nhận tiền thuê đi học dùm cậu, thuê đi thi, thuê tốt nghiệp… Ông B. tìm đến cậu lính cũ, bây giờ là giám đốc công ty phân bón Miền Tây. Ngồi chơi, kể tốt về con trai dăm phút, xong ông vỗ vai, cố “giúp” anh nhé. Ông giám đốc miễn cưỡng vâng dạ, dấu tiếng thở dài. Trong mắt bạn bè đồng học, cậu con nhà B. là số…sướng. Bố làm to. Muốn vào đâu khỏi nộp hồ sơ xin việc, khỏi chờ phỏng vấn. Ði làm như đi chơi. Thích thì làm, không thích nghỉ nằm nhà, ông bố chạy cho việc khác. Bản thân cậu con ông B- và các cậu ấm cô chiêu cùng đẳng cấp- đã vô tình hình thành loại công chức cán bộ “không bao giờ lớn”.
Nhiều thủ trưởng cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, như ông Giám đốc Công ty phân bón Miền Tây, phải è cổ nhận “bọn trẻ” vì sợ oai hùm. Ông Giám đốc phân bón này, chưa hết rầu vì con ông B thì đã phải tiếp thêm con cô Ba Quế, chị gái anh Nam, cả ông nội chú Sáu Phước! Giở hồ sơ xin việc, thấy các vị con gái, chị gái, ông nội đều chữ nghĩa lem nhem, mục Năng lực chuyên môn ghi gọn lỏn “Làm gì cũng được”, mục Các công tác trước đây bỏ trống, chỉ Lý lịch gia đình là liệt kê dài dòng, toàn “thứ dữ”. Không nhận thì cũng “băng hà với các anh các chú. Mà nhận thì chẳng biết xếp vào đâu. Nhìn quanh, mười hai nhân viên thì hết bốn là đồ trời ơi đất hỡi, ông thở dài, chắc thiên hạ tưởng đây là nhà gửi trẻ. Những “nhà trẻ” kiểu công ty này thường bắt đầu làm việc lúc 9 giờ sáng, kết thúc lúc 4 giờ rưỡi chiều. Hút thuốc lào, uống chè, coi ti vi, chơi vi tính, đi công việc riêng, và gọi điện thoại thoải mái.

Bảo Huân
Tự thân tìm việc
Khác với cảnh thần tiên của bọn nhà “trẻ vĩnh viễn” là công cuộc săn việc làm đổ mồ hôi sôi nước mắt của phần lớn sinh viên bình thường- nhất là sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung, Cao Nguyên, miền Tây Nam Bộ (sinh viên miền Bắc ít vào học Sài Gòn).
Ngay từ khi chọn trường đại học để thi vào, các em đã nghĩ tới lúc tốt nghiệp đi làm. Những trường được nhà nước mời gọi và “ưu đãi” như Ðại học Cảnh sát Nhân dân, Ðại học Công Ðoàn, học viện Nguyễn Ái Quốc, học viện Quốc gia hành chánh là những đại học “bảo đảm tương lai” cho sinh viên sau khi học xong nhưng không được giới trẻ thích. Ngược lại, đại học Nông Lâm, Y Dược, Sư Phạm lại đắt hàng. Ðại học Kinh Tế, Bách Khoa, KHXH&NV cũng đông đảo không kém. Ðến Làng sinh viên Thủ Ðức- nơi có những khu ký túc xá nhiều tầng của mấy trường đại học khác nhau, tôi gặp nhiều sinh viên dáng điệu còn nguyên vẻ nai tơ nhí nhảnh thời học trung học. Nhưng hỏi ra mới biết nhiều “nai” cũng đáng nể: Học một ngành, biết nhiều ngành, có giấy chứng nhận trình độ ngoại ngữ IELTS, TOEFEL, từng tham gia các cuộc du khảo, lặn biển, thi đấu thể thao, từng là diễn viên nghiệp dư, làm MC, đoạt giải thi hùng biện. Tiếp xúc với vài bạn trẻ: Thùy, Khái Vinh, Phượng, các cô gái học Nhạc viện thành phố, các em cho biết thi vào Khoa Nhạc cụ Dân tộc (NCDT) rất khó, mà cũng ít người thi. Ðậu và trụ lại được càng ít. Ngày tốt nghiệp ra trường cũng là ngày chính thức….thất nghiệp. Nếu có em may mắn được nhận việc làm cũng không thể sống nổi với mức lương rất thấp so với thời giá hiện nay. “Nhiều em phải sống bằng nghề sửa đàn, bán tiếng đàn, thấy tội lắm!” Một thầy giáo dạy nhạc bùi ngùi nói. Ngang ngửa với Nhạc viện thành phố về mức độ “bảy nghề” là trường Cao đẳng Sân khấu- Ðiện ảnh và Trường Múa thành phố. Các em học cải lương, kịch nghệ, điện ảnh, múa hát của hai trường đua nhau chạy sô tấu hài, ca cổ, múa minh họa, hát lót tại các quán ăn, cà phê máy lạnh, tụ điểm sân khấu, đám cưới, đám ma.
Khác với sinh viên các ngành khoa học xã hội- nhân văn hay sử dụng các quan hệ xã hội truyền thống (các mối quen biết gia đình, bạn bè, thầy cô..) khi tìm việc làm, sinh viên các ngành khoa học kỹ thuật lại “kết” phương tiện hiện đại hơn. Một trong những phương tiện đó là đăng báo tìm việc và lên mạng “săn đầu người”. Tấn Lộc, cho biết, ngay ngày đầu tiên, 52 nhà doanh nghiệp đã phỏng vấn trực tiếp 2138 người trong số 6000 người tham gia.
Gặp nhiều bạn ngồi chờ gọi phỏng vấn như mình, thấy ai cũng bình thản. Hỏi ra mới biết toàn là dầy dạn chiến trường. Bộ hồ sơ chuẩn bị thế nào, cách trả lời, thậm chí vặn lại những nhà tuyển dụng, cách ăn măïc, cách trình bày sao cho ấn tượng bọn họ đều “rành sáu câu”. Không sử dụng mối quen biết để được vào “nhà trẻ” như con ông B, không dấn mình vào ánh đèn mờ ảo bất trắc của quán xá, hộp đêm bán tiếng đàn tiếng hát, không nhờ đăng báo hay tới sàn giao dịch việc làm các sinh viên mới tốt nghiệp còn nhiều cách để góp mặt với đời. Người ta gọi họ là người điếc không sợ súng. Ðể có vốn mở quán ăn, đứa phải bán xe, vay họ hàng. Nở rộ hai bên đường Hai bà Trưng, Lê Văn Sĩ, Nguyễn Ðình Chiểu, Lý Chính Thắng rất nhiều tiệm bán đồ thủ công mỹ nghệ, làm tóc, trang điểm cô dâu, may đồ thời trang giá rẻ. Vào những địa chỉ này, khách dễ bị các chủ nhân trẻ măng duyên dáng và năng độngï. Hỏi ra mới biết toàn dân tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ thuật, May- Thời Trang, Marketing không thích ăn bám gia đình, không ưa đời công chức sớm vác ô đi tối vác về. Em thất bại hai lần rồi. Vốn bị lừa hết. Nhưng được lời vốn sống. Tự lập, thành chủ shop hoa, rồi công ty giao nhận hoa…. Thu Dung, cô chủ trẻ của shop hoa mang tên mình tâm sự vậy.
Họ đã trưởng thành?
Chẳng hiểu sao nhiều tiếng kêu thất vọng cứ liên tục cất lên. Kêu trước hết là nhà tuyển dụng. Ông Jonah Levey- Tổng Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Nhân sự Vietnamworks phàn nàn, ở Việt Nam nhân sự cao cấp trong mọi lĩnh vực thiếu trầm trọng, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ của các ứng viên chưa đạt. Ông Lee, có năm quán ăn Hàn Quốc ở khu vực quận Tân Bình thì chê kỷ luật của nhân viên Việt Nam kém, nói hay cãi. Bà Chang Xing chủ cơ sở bao bì Trường Hưng lại nhận xét đòi lương thưởng hoài, mà hay bỏ việc, thiếu chữ tín.
Về phía các em cũng kêu. Hải, tốt nghiệp khoa Ðông phương, đại học KHXH&NV, kể, làm phiên dịch tiếng Hoa cho công ty may xuất khẩu ở Bình Dương, thấy công nhân bị quản đốc người Ðài Loan đánh. Hải phản đối, liền bị cho nghỉ. Diệp Yến, cô gái xinh xắn quê Phan Rang thì ấm ức vì Sếp (Ðài Loan) tuổi đáng cha chú mà cứ đòi “đóng cửa lại, cởi áo cạo gió dùm anh”. Ngoài quê em ít việc. Chỗ nào ngon các quan xí cho con em hết. Ðâu tới dân. Nhưng thôi, thà vầy vẫn còn hơn về ngoài đó.
Lỗi tại ai?
Cô Nguyễn Thu Giao, chuyên viên nhân sự của công ty Le & Assosites cũng nói: ” Các bạn trẻ thường chạy theo những ngành “thời thượng” như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, quan hệ đối ngoại. Và rồi, vì bó mình theo sở thích nhất thời nên “gãy” Những bạn thích bay nhảy, làm thử, ứng dụng năng khiếu cá nhân không phù hợp cũng dễ đuối sức”.Trưởng phòng Nhân sự của công ty Việt Nam, ông Huỳnh văn Thôi, khuyên một sinh viên “Tốt nhất khi được hỏi về mức lương, bạn đừng vội đưa ra lời đề nghị. Nếu người phỏng vấn là người Âu, Mỹ, phần lớn thích đi thẳng vấn đề, nếu họ hỏi mức lương thì bạn có thể đưa ra con số bạn muốn.
Nhưng gặp người phỏng vấn là người Châu Á thì đừng có ngo ngoe chuyện lương bộng.”Có lẽ như sự phát triển tùy hứng, thiếu tính chiến lược trong hầu hết các ngành kỹ nghệ ở Việt Nam, thậm chí đôi khi tồn tại những điều trái nghịch nhau. Sinh viên ra trường vẫn bị thất nghiệp dài dài trong khi các công ty vẫn không tìm được nhân viên đúng như mong muốn. Các công ty trong nước thì thuê mướn dựa vào cảm tính và sự quen biết như đã nói bên trên. Còn các công ty nước ngoài, ngoại trừ các công ty Âu, Mỹ , Nhật Bản… đã quen với luật lệ tại các nước kỹ nghệ cao, các công ty Ðài Loan, Hồng Kông, Ðại Hàn … đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam để “kiếm ăn” dưới chiêu bài “đầu tư” cũng tạo ra những vấn nạn trong thị trường việc làm khi họ cố tình đặt những yêu cầu quá cao, cao đến mức hài hước cho những công việc bình thường nhất, trong những môi trường làm việc mà người nhân công b ị chèn ép, bóc lột , không có sự bình đẳng tối thiểu. Bài toán việc làm tại Việt Nam hiện nay vẫn khá nan giải dù đầu tư nước ngoài có thể tăng cao trong các năm tới, và xét cho cùng, những sinh viên Việt Nam cũng chỉ là những nạn nhân.
XH