Menu Close

Bám biển

Lặn ngụp trong biển nước

Tôi theo chân một nhóm chừng hai mươi thanh niên lên tàu, theo con lạch nhỏ xuôi ra cồn Cống, cách bờ chừng 6 km. Kha – quê Tân Thành nói: “Hôm nay cào xa. Sân nghêu này thấy ham lắm”. Quả thật, bãi nghêu của anh Mười Th. rộng hơn một ha, có đến 8 ghe “đổ gần 100 công xuống đây. Nước lúc này vẫn còn khá cao. Nếu đứng xổng lưng phải hơn 1m, vậy mà đoàn người đã lặn ngụp trong đó. Tiếng gạt nước ầm ào của các tay cào nam, tiếng phụ nữ nói cười rôm rả Những chiếc ghe bầu, chẳng mấy chốc đã chất đầy các bao tải nghêu. 



Mùa vớt nghêu

Nghêu mùa này mập ú, giá từ 10 – 12 nghìn đồng/kg, nên nhân công làm thuê được trả công khá, 600 – 800 đồng/kg. Một người làm việc ngụp lặn trong nước mặn, phơi lưng cho nắng rát suốt con nước ròng, sẽ có thu nhập khoảng 50.000 – 60.000 đồng. Thu hoạch vét thì chỉ 20 – 25 nghìn đồng/con nước.

Dọc theo con đê xã Tân Thành: các ấp Cầu Muống, Cây Bàng nhìn ra xa, vùng nuôi nghêu rộng gần 2.000 ha của tỉnh Tiền Giang vào mùa thu hoạch rộ. Nhiều sân nghêu cách xa bờ cả chục km. Để ra được những sân nghêu xa, phải theo tàu đi – về hai lượt mất gần 2 giờ. Sân nghêu gần bờ thì lội bộ. Dũng Tâm – ngụ Tân Hoà cho biết không hôm nào vợ chồng anh cuốc bộ đi cào nghêu dưới 3km. Mấy hôm đầu mới vào nghề, tối về toàn thân mỏi rả rời. Bù lại một con nước, hai vợ chồng anh có khoảng 80.000 đồng, tạm đủ trang trải cuộc sống và lo cho hai con ăn học.

Chị Ba Hoà ở xã Bình Nghị nói: “Phụ nữ phải ngâm mình liên tục trong nước, cát bận, hết ngày nọ sang ngày kia, chúng tôi  ngại bệnh tật lắm chứ! Nhưng không làm thì lấy gì mà sống?

 

Một phụ nữ gỡ hào và nhặt nghêu bên ghè đá

Mặt trời sắp  tắt phía sau những rặng đước, cũng là lúc đoàn người kết thúc một ngày làm việc, theo ghe vào đất liền. Áo quần ai cũng đầy cát, lỉnh kỉnh bao tải, cào lưới, liềm. Trên bãi biển cạnh khu du lịch 30.4 huyện Cần Giờ, lúc nước ròng bỏ bãi, sân nuôi nghêu cũng chạy dài ra xa. Những rào cắm xác định ranh giới của từng chủ nuôi, mọc lên chi chít. Ngoài số đi cào nghêu, còn có các nhóm chuyên đi mót ốc, tìm nghêu chạy lacï. Tôi gặp một nhóm ba người gồm chị Quỳnh, Út Vẹn và bé Tuyền, chuyên moi tìm từng con ốc mỡ, ốc gai, nghêu “lạc” sát trong bờ.

Em Huỳnh Thị Mộng Tuyền, học sinh trường THCS Cần Thạnh một buổi đến trường, một buổi theo mẹ ra biển đi mót ốc. Tuy chỉ là người phụ, song khoản kiếm được mỗi buổi làm việc trên bãi biển của em (từ 10.000 – 12.000 đồng), đủ cho em trang trải các chi phí vào năm học mới. Tuyền nói: “Ốc mót được có đủ loại, bán cho các quán cạnh bờ biển. Hai năm học vừa qua, nhờ suốt mùa hè đi mót ốc, mà em tự trả được chi phí trường lớp.

Những em học sinh đang cào nghêu kiếm tiền cho năm học mới


Hôm chúng tôi ra xã đảo Thạnh An (Cần Giờ), giữa trưa nắng chang chang, bên bờ kè ngăn sóng biển, có 7 học sinh trường tiểu học đang gò lưng cạy hào. Các em dùng những lưỡi búa tự tạo, gõ vào đám hào biển trên  các tảng đá. Sau vài nhát gõ, các em lấy ra được một ruột hào bé tíu xíu. Cả buổi thu được chừng 1kg – bán 15.000 đồng. Ngày nào cũng vậy, sau giờ học ở trường, nước ròng là các em rủ nhau ra đây. Tiền thu được từ những buổi phơi lưng dưới nắng tìm hào, các em đều đưa ba mẹ để phụ giúp chi tiêu trong nhà lo cho cả nhà, vì đa số gia đình các en đều túng quẫn quanh năm.

TH