Menu Close

Thực phẩm và hàng hóa made in China

Mùa hè ở Việt Nam, nhiệt độ ngoài trời rất cao, như vùng Nghệ An, Quảng Bình nắng nóng trên 39 độ C. Các mặt hàng thạch rau câu, nước giải khát si rô trái cây rất được ưa chuộng. Nhưng rồi tin tức về chất DEHP có trong thạch rau câu có thể gây ung thư khiến người tiêu dùng hầu hết đều quay lưng với chúng, bất kể của cơ sở nào sản xuất. Có mặt tại các chợ huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên (Bình Dương) ngày 16 tháng 6, kẻ viết bài chứng kiến cảnh các quầy hàng tạp hóa, bánh kẹo vắng bóng tất cả các loại thạch rau câu, siro trái cây. Chủ tiệm bánh kẹo Cúc cho biết đã tạm ngưng lấy hàng mới. Hàng cũ còn tồn cũng phải trả lại vì nhà trẻ, mẫu giáo đã ngưng tiêu thụ sau khi báo đài đưa tin thạch rau câu nhãn hiệu Taro của công ty New Choice Foods có trụ sở tại khu công nghiệp Singapore Bình Dương bị nhiễm hóa chất DEHP.

alt

Bún, bánh tráng, trứng gia cầm, tiêu thụ khá chậm ở các chợ, do tin đồn có chứa phụ gia độc hại của Đài Loan, Trung Quốc


Hàng Trung Quốc ở phía Bắc

Đầu mùa hè năm nay, có mặt tại chợ Cốc Lếu ( Lào Cai), chợ Đông Kinh (Lạng Sơn), kẻ viết bài thực sự choáng ngợp về sự phong phú và đa dạng của hàng hóa Trung Quốc. Ngồn ngộn, nườm nượp ngày đêm toàn xe đạp thồ, xe đẩy (tương tự xe bò nhưng dài gấp đôi xe bò) chở những bao tải, thùng, kiện đựng đủ thứ thập cẩm chi chương từ Trung Quốc về, bỏ mối cho chợ Lạng Sơn, chợ Lào Cai. Vào một cửa tiệm do người Trung Quốc làm chủ ở Cốc Lếu, thấy có chỗ cắm biển giá năm ngàn, có chỗ cắm biển tám ngàn, mười ngàn. Khách theo đó mua, không hỏi, không trả giá. Chủ cũng không mời chào, chỉ ngồi im thu tiền, mắt mũi quằm quặm canh chừng ăn cắp vặt. Người mua chục cái kéo cắt móng tay, máy soi tiền giả, kẻ đồng hồ “xuyên màn đêm”, kẹp tóc, đồ chơi, thú nhồi bông… Tất cả đều xinh xắn, tiện dụng, nhỏ gọn, xách không nặng, không ngán. Du khách trong Nam ra cũng không bỏ qua các thứ hàng như bình thủy, ấm chén, quần áo may sẵn, đồ điện máy… Lạ một điều, những thứ họ mua, đều không quý hiếm, chợ Sài Gòn nào cũng bán “lền khên”. Tất cả họ, quá biết hiểm họa hàng Trung Quốc giá rẻ. Nhiều người từng tiền mất tật mang vì ăn uống, mua bán hàng Trung Quốc trôi nổi, giả mạo, quá đát. Ai cũng cảnh giác giữ chặt túi tiền, thề “không mắc mưu chúng nó, chỉ xem chơi chứ không mua”. Nói vậy nhưng lên xe, người nào cũng đùm đề đồ Trung Quốc. Nhìn “cửu vạn” trong Nam khệ nệ bưng bê hàng Trung Quốc, dân Lạng Sơn chỉ cười lắc đầu. Họ cho biết, mười xe chở khách du lịch trong Nam ra thăm Lào Cai, Lạng Sơn thì cả mười xe đều mua đầy hàng Trung Quốc, “còn hơn con buôn chính hiệu”.

alt

Ông Lại Tuấn Kiệt Giám đốc công ty hóa chất Dục Thân – bị cáo buộc sản xuất chất DEHP bán ở thị trường Đài Loan và các nước khác, trong đó có Việt Nam, bị kêu án 25 năm tù, phạt 10 triệu Đài tệ (tương đương 347.450 USD)

Quảng Ninh, nơi có vịnh Hạ Long đẹp nổi tiếng, cũng lạm phát hàng Trung Quốc giống hệt Lạng Sơn, Lào Cai. Dân Quảng Ninh nhiều người biết tiếng Trung Quốc, thường xuyên qua biên giới đánh hàng, hoặc xuất bán than thổ phỉ (than ăn cắp) cho lái buôn Trung Quốc. Vì thế, chợ Quảng Ninh, nhất là chợ dọc biên giới, mang mầu sắc Trung Quốc khá đậm. Chỗ nào cũng xì xồ nói tiếng Trung Quốc, xài tiền Trung Quốc, tiêu thụ thực phẩm Trung Quốc. Một chị bán hàng lưu niệm trên đảo Tuần Châu – Quảng Ninh, khi được hỏi về “quốc nạn” hàng Trung Quốc kém chất lượng đã thẳng thắn tỏ bày, có xem tivi, biết sự độc hại của hàng Trung Quốc, nhưng chợ toàn bán hàng Trung Quốc, không muốn mua cũng không xong.

Trong Nam khủng hoảng vì DEHP

Trong khi đó, ở Sài Gòn, tin đồn về gạo nilon Trung Quốc, vải vóc, đồ chơi, ly nhựa có chứa chất gây ung thư… đang nóng hơn bao giờ hết. Có cảm tưởng mỗi ngày, khi thức dậy, là đã có một phát hiện mới nào đó về tính độc hại của sản phẩm Trung Quốc đang chờ khủng bố tinh thần người tiêu dùng.
Mùa hè các mặt hàng thạch rau câu, nước giải khát si rô trái cây rất được ưa chuộng. Nhưng rồi tin tức về chất DEHP có trong thạch rau câu có thể gây ung thư khiến người tiêu dùng hầu hết đều quay lưng với chúng, bất kể của cơ sở nào sản xuất. Có mặt tại các chợ huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên (Bình Dương) ngày 16 tháng 6, kẻ viết bài chứng kiến cảnh các quầy hàng tạp hóa, bánh kẹo vắng bóng tất cả các loại thạch rau câu, siro trái cây. Chủ tiệm bánh kẹo Cúc cho biết đã tạm ngưng lấy hàng mới. Hàng cũ còn tồn cũng phải trả lại vì nhà trẻ, mẫu giáo đã ngưng tiêu thụ sau khi báo đài đưa tin thạch rau câu nhãn hiệu Taro của công ty New Choice Foods có trụ sở tại khu công nghiệp Singapore Bình Dương bị nhiễm hóa chất DEHP.

alt
Một quầy bán thực phẩm sử dụng chất phụ gia trôi nổi ở chợ Bến Thành

Từ đầu tháng 6 trở lại đây, thị trường mì gói, phở, bún Sài Gòn phát hiện sự có mặt của chất DEHP, viết tắt từ chữ DIETHYLHEXIL PHTALAT, gọi nôm na là chất tạo đục (cho vào các thực phẩm như bún, hủ tiếu, rau câu, nước sốt… sẽ làm sản phẩm đang trong hóa đục, trông đẹp mắt, hấp dẫn khẩu vị hơn). Chất DEHP được cho là thủ phạm gây rối loạn dậy thì ở nữ giới, làm giảm khả năng tình dục ở nam giới, có khả năng gây ung thư…Tiếp nhận tin này, không ít người lỡ mua, lỡ ăn uống mì gói, si rô, thạch rau câu đâm ra hoang mang, căng thẳng. Tình hình thêm trầm trọng khi tính tới ngày 12 tháng 6, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm thuộc Bộ Y tế phối hợp với các Chi cục quản lý thị trường kiểm tra các công ty nhập cảng chất phụ gia, chế biến bánh kẹo, nước giải khát, tìm thấy thêm 19 loại sản phẩm nước giải khát nhiễm chất DEHP do hai công ty Nhất Phú Quý và Hà Thành nhập khẩu từ Possmei International Co.Ltd và Tong Jing Network INC Co. Ltd của Đài Loan. Trước đó, Chi cục ATVSTP Sài Gòn cùng Sở Y tế kiểm tra 4 công ty kinh doanh nước giải khát, phát hiện 3 mặt hàng nhiễm DEHP do công ty Gia Thịnh Phát nhập cảng và phân phối. Lực lượng kiểm tra đã yêu cầu công ty này phải thu hồi ngay 318 chai si rô táo đỏ, 627 chai si rô nho, 132 chai si rô vải từ 46 cửa hàng trên thành phố trước ngày 10 tháng 6.

alt

Sản phẩm làm từ sữa, xuất xứ Trung Quốc, bị người tiêu dùng Sài Gòn nghi ngờ có chứa nhiều hóa chất độc hại

Tỉnh Bình Dương, nơi đứng chân của công ty New Choice Foods, công ty đầu tiên bị phát hiện đã “lỡ nhập” và phân phối 3,600 thùng thạch rau câu hương vị khoai môn hiệu Taro có chứa chất tạo đục DEHP trên phạm vi toàn quốc, cho biết đã “tảo thanh quyết liệt” hệ thống phân phối nước giải khát, rau câu khả nghi ở các siêu thị, chợ truyền thống. Tỉnh Đồng Nai cũng báo cáo đã “khẩn trương” kiểm tra và đề nghị các công ty tự cung cấp thông tin, tự thu hồi, tự tiêu hủy sản phẩm có chứa phụ gia DEHP. Vậy nhưng trong chỗ riêng tư, vài cán bộ quản lý thị trường hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cho biết với địa bàn quá rộng, chợ lẻ quá nhiều, dân cư quá phức tạp thì việc tiêu hủy, thu hồi các sản phẩm độc hại chỉ trông chờ vào lương tâm và sự tự giác của mọi người, là chính.

Tẩy chay, thưa kiện

Phản ứng chung nhất của người buôn bán, tiêu dùng Việt Nam, sau mỗi phen biết “bộ mặt thật” của một sản phẩm Trung Quốc nào đó, thường chỉ nằm trong ba giai đoạn: Lo lắng tức giận. Không mua bán sản phẩm. Khi đã nguôi giận, bớt sợ, thì mua bán lại nhưng dè dặt, hạn chế hơn. Việc kiện hàng Trung Quốc độc hại ra tòa, kiện cả công ty “lỡ nhập khẩu”, phân phối, mua đi bán lại… là chuyện “botay.com”  đối với giới làm luật lẫn người bị hại Việt Nam, vì luật pháp hiện hành quy định một mặt hàng chỉ bị coi là gây nguy hại cho sức khỏe cá nhân khi cá nhân chứng minh được sức khỏe bị thương tổn là do chính mặt hàng nọ (thực phẩm, đồ uống, đũa tre, gạo nilon, trứng giả…) trực tiếp gây nên. Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên Đại học Y Dược Sài Gòn giải thích, “chất DEHP tạo đục cho thực phẩm, cùng các hóa chất có cấu trúc tương tự, tạo thành nhóm gọi là các dẫn chất phtalat như MPB, DBP, BZBP, DEP… trong các sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa dẻo, các tô chén melamine, bao plastic, mỹ phẩm… Trong quá trình sử dụng sản phẩm, các dẫn chất phtalat này sẽ theo đường tiêu hóa vào cơ thể con người, làm xáo trộn các hóc môn giới tính nói chung, có thể gây nguy cơ ung thư. Nhưng phải dùng nhiều và thường xuyên các sản phẩm chứa các hóa chất độc hại nọ trong một thời gian dài, sức khỏe mới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng dùng nhiều là dùng bao nhiêu, dùng thường xuyên là dùng bao lâu??? Hơn nữa, cơ thể hàng ngày nạp đủ loại hóa chất, không chỉ mỗi nhóm dẫn chất phtalat. Khi đổ bệnh, làm sao chứng minh bệnh chỉ do mỗi một mình DEHP hay họ hàng tương tự của nó gây ra? Vì thế muốn kiện nhà sản xuất, phân phối chỉ tổ tốn tiền vô ích.

Trong tình cảnh hàng tiêu dùng Trung Quốc ào ạt tràn vào thị trường Việt Nam, đầu độc sức khỏe, nòi giống, trí thông minh của trẻ em Việt Nam, các Bao Công Việt Nam tỏ ra hết sức “tài giỏi”, chuyên chạy theo đuôi sự kiện, xử lý chuyện đã rồi. Điển hình vụ sữa nhiễm Melamine năm 2008, vải vóc nhiễm formaldehyde năm 2009, đồ chơi trẻ em nhiễm chì năm 2009, rau câu, siro nhiễm hóa chất tạo đục năm nay… tất cả đều không phải do Việt Nam tự khám phá mà chỉ nhờ nghe nước ngoài hô hoán mới hay.

Đến nước này, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, đối với mỗi người, có lẽ tốt nhất vẫn là tránh xa những hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Sẽ không là thừa, nếu tin vào một cảnh báo đến từ các Việt Kiều Cali. Các vị này, theo dõi tin tức bên nhà, nóng lòng về sự lọt lưới dễ dàng của hàng hóa độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc, đã cho một thông tin quý giá, rất “up to date”. Đó là khi mua hàng, nếu thấy ghi dòng chữ “made in PRC” trên bao gói, túi, thùng, thì đừng nghĩ đó là tên một nước mới, mà phải hiểu chỉ là tên gọi lách luật của “Made in China”  (PRC là viết tắt của People Repuplic China). Thông thường, khi nhập khẩu vào Mỹ, sản phẩm của Trung Quốc phải ghi Made in China tử tế. Nhưng sau đó, hàng được tháo ra, trên các gói, các bao nhỏ không còn dòng chữ Made in China ở chỗ dễ thấy, với kích thước dễ đọc, thay vào đó là dòng chữ “Made for Wall Mart” (sản xuất cho hệ  thống bán lẻ Wall Mart), hay “Packaged in USA” (đóng gói tại Mỹ). Người già cả, dễ tính, ít thì giờ, không để ý, vào siêu thị chọn hàng, không thấy chữ “China” cho là ô kê, mua ngay, và thế là lãnh đủ!

alt

Sản phẩm đang bán ở Mỹ, có in dòng chữ Made in P.R.C, tương đương với Made in China
XH