Menu Close

Đi chợ Quảng Sơn

Nam Đan
Chúng tôi lên xe đò từ Sài Gòn lúc 11 giờ, đến mãi 8 giờ tối mới đến Phan Rang, từ Phan Rang đi tiếp thêm 1 giờ nữa mới đến Quảng Sơn.

pic

Chợ Quảng Thuận, thuộc xã Quảng Sơn.Người dân ở đây cho biết nó có từ khoảng năm 1972. Đa phần dân ở đây làngười Quảng Trị, họ theo linh mục Đỗ Bác Ái tản cư trong mùa hè đỏ lửa1972 vào đây lập nghiệp. Sau 1975, có thêm một số dân ngoài vĩ tuyến 17của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh theo chương trình kinh tế mới vào Namcũng chọn ở lại đây làm quê hương.

Xã Quảng Sơn huyện Ninh Sơn, cách trung tâm thành phố Phan Rang 30 Km, trên đường quốc lộ 27A, trục đường nối giữa Phan Rang và Đà Lạt, cách Đà Lạt chừng 85 km.

pic

 

Đầu chợ là hai cái loa được treo trên cao, 36 năm không ngừng tra tấn lỗ tai thiên hạ.

Người ở đây cho biết giờ này không còn khách sạn hay nhà nghỉ nào mở cửa, muốn có chỗ qua đêm phải đi lên Ninh Sơn. Không còn chọn lựa nào khác, chúng tôi theo xe đi thẳng thêm 5 km lên Ninh Sơn thuê phòng trọ. Mới 9 giờ tối nhưng đường đã rất vắng, và quả thật chẳng còn quán xá gì, ngoại trừ một hàng hột vịt lộn cũng đang sắp dẹp. Thôi thì thực đơn tối nay đành là hột vịt lộn vậy, làm thêm một gói mì gói nữa là chắc bụng chờ sáng.

pic

 

Chị người thượng này địu con xuống chợ mua cá khô. Họ ở khá xa, trên 10 km mới đến bản.

Sáng hôm sau, chúng tôi giải quyết xong công việc lúc 8 giờ, còn một giờ rảnh trước khi lên xe về lại Sài Gòn, đi thăm chợ vậy.

pic

Giá may một bộ đồ bộ là 40 ngàn, một quần tây cũng 40 ngàn, áo sơ-mi 30 ngàn. Ngày nay người ta chuộng mặc đồ may săn, tiện lợi và giá rẻ hơn, nhưng vẫn có người thích tự đặt cắt may cho vừa vặn. Chị thợ may này cho biết mỗi ngày chị kiếm được chừng 100 ngàn đồng, một số tiền không nhỏ ở vùng quê.

pic

“Chợ ni cái chi cũng có, muốn mua cái chi thì có cái nấy!”

pic

Bán dao kéo, cuốc xẻng

pic

Linh mục Đỗ Bác Ái

pic

Bán “đồ phụ tùng phụ nữ”

pic

pic

pic

pic

pic