Triệu Minh
Màn hình LCD (liquid crystal display) của TV là kết hợp của hàng triệu ô vuông nhỏ li ti gọi là pixel. Mỗi pixel chứa 3 subpixel: đỏ, xanh lục và xanh dương. Mạch điện tử bên trong TV điều khiển những pixels nào được bật on hay off để tạo thành hình ảnh. Chúng chuyển đi những tín hiệu điện cực nhỏ xuyên qua các tinh thể lỏng (liquid crystals) sao cho các phân tử của chúng xoắn lại hoặc không xoắn, hoạt động như những switch nhỏ đóng mở ánh sáng để bật mỗi subpixel lên on hay off.
Như tên của nó, liquid crystal có những đặc tính chung của chất lỏng (liquid) và tinh thể dắn (crystal). Ở tinh thể dắn, các phân tử đứng cố định tại chỗ. Ở thể lỏng, các phân tử di chuyển dễ dàng. Khi dòng điện chạy qua liquid crystals, các phân tử xoắn lại hoặc không xoắn, nhưng hầu như đứng nguyên tại chỗ. Có thể điều chỉnh dòng điện đi qua chúng để làm chúng xoắn lại hay không. Đó là hoạt động của các pixels trong LCD TV, như biểu đồ dưới đây:

Tinh thể lỏng do nhà thảo mộc học Friedrich Reinitzer nước Áo khám phá năm 1888. Màn hình LCD được dùng đầu tiên vào thập niên 1970 trên mặt đồng hồ đeo tay và máy tính (calculator). Sắp tới đây LCD có thể dùng với cửa sổ, chỉ cần click một cái là ánh sáng bên ngoài bị ngăn lại, thay thế cho màn cửa và mành mành.

Một trong những ứng dụng đầu tiên của LCD
Màn của bằng LCD tự động cho tương lai
