Menu Close

Giá vẫn còn rẻ chán!

K inh tế suy thoái, số người  thất nghiệp cao, giá sinh hoạt đắt đỏ, trị giá đồng mỹ kim xuống… Đó là những lời than van tưởng chừng bất tận nghe được hàng ngày nơi một số người ở Mỹ trong thời gian qua, khiến cho đôi lúc ta có cảm tưởng mình sống “khổ” hơn dân nhiều nước khác. Tuần báo Time trong số ra ngày 23 tháng 7 vừa qua có liệt kê 10 lý do bạn nên vui vẻ mà sống ở đất nước này, vì nếu so sánh giá sinh hoạt ở một số nơi trên thế giới thì giá cả một số hàng hoá và dịch vụ ở Mỹ vẫn còn quá… rẻ! Sau đây là phần tóm lược bài báo :

Xăng –  Dù giá 1 gallon xăng ở Mỹ có lúc đã vượt quá mức $4, nhưng vẫn còn rẻ so với Âu châu. Ở đó, giá 1 gallon xăng tương đương với $8 hoặc hơn, một phần vì thuế cao. Mới đây giá xăng ở Na Uy đã lên tới $9/gallon, có lẽ là giá xăng đắt nhất thế giới.

alt

Bia – Một ly bia ở bar rượu nước Greenland giá trên $12, ở Na Uy chỉ rẻ hơn đôi chút: $11, ở Thụy Điển $8. So ra, giá trung bình một ly bia ở nước Mỹ này, khoảng $3, vẫn còn rẻ chán.


alt

Thức ăn nhanh – Giá trung bình một cái Big Mac ở Mỹ là $4.20, rẻ nhất là ở Trung Quốc ($2.40), nhưng nếu bạn mua ở Thuỵ Sĩ (Switzerland) giá sẽ lên tới $6.81. Giá một bữa ăn fast food ở thành phố N’Djamena (nước Cộng hoà Chad) mắc tới $25. Còn ở Brazil, bạn phải trả trên $27 cho một chiếc pizza ở tiệm Pizza Hut, và một chai nước ngọt 2 lít phải trả tới $19.

alt

Cà phê – Tokyo (Nhật) là thành phố đắt đỏ nhất đối với người Mỹ làm việc tại đó, phần lớn là vì giá sinh hoạt cao, như cà phê chẳng hạn. Trong khi chi phí trung bình của người Mỹ cho cà phê một tuần là khoảng $20 thì nguyên một ly joe tại một tiệm cà phê ở Tokyo cũng tốn tới $8.29. Còn ly cà phê đắt nhất thế giới ($100) là loại cà phê “cứt chồn” của Indonesia, loại hạt cà phê được mệnh danh là “golden droppings” (phân quý như vàng!)

alt

Truy nhập Internet – Nhiều người Mỹ so bì với những nước như Nam Hàn, nơi mà dịch vụ Internet vừa nhanh hơn rất nhiều mà lại còn rẻ hơn nữa. Nhưng chúng ta vẫn còn may mắn chưa phải sống ở những nơi như Turkmenistan; ở đó ngành truyền thông là độc quyền trên thị trường, và năm ngoái người dùng internet phải trả tới $1,600 một tháng để có được dịch vụ truy cập không giới hạn (unlimited).

alt