Trong lúc căng thẳng với nước Tàu phù anh em đã lên tới đỉnh điểm, chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thì mới đây, một trận chiến ngoại giao giữa Việt Nam và Indonesia lại bùng lên và nguy cơ xảy ra chiến tranh là khó tránh khỏi (theo các nhà quan sát nhận định).
“Sự cố” này bắt nguồn từ việc chính quyền Indonesia mới đây đã đưa một cây cột điện xuất xứ từ Đà Nẵng Việt Nam vào trưng bày tại bảo tàng thuyền nhân Việt tỵ nạn trên đảo Galang. Bắt được nguồn tin này, chính phủ Việt Nam đã chính thức gởi công điện ngoại giao yêu cầu chính phủ Indonesia trả lại cây cột điện, vì nó thuộc quyền sở hữu của thành phố Đà Nẵng Việt Nam, đã được thành phố này khai báo mất tích từ năm 1980.
Tuy nhiên yêu cầu này của Việt Nam đã không được phía Indonesia đáp ứng với lý do nêu trong công văn trả lời của bộ ngoại giao Indonesia như sau:
“Cây cột điện mang số 27 ĐL Duy Tân đã được 3 thuyền nhân Việt Nam ôm bơi vượt biển từ Đà Nẵng ngày 23 tháng 08 năm 1980. 3 thuyền nhân này đã bơi đến đảo Galang của chúng tôi 2 tháng sau đó, tức là ngày 23 tháng 10 cùng năm. Tại đây 3 thuyền nhân này đã được UNHCR phân loại tỵ nạn và họ được xếp vào danh sách Cột điện nhân, không phải thuyền nhân (danh sách ưu tiên đặc biệt) và đi tỵ nạn tại nước thứ ba ngay sau đó. Riêng cây cột điện, vì không chứng minh được động cơ vượt biển để tỵ nạn chính trị của nó nên đã bị UNHCR từ chối! Để tránh tình trạng cây cột điện này sẽ bị trả thù, ngược đãi khi bị trả về Việt Nam, ví dụ như bị cưa ra làm củi luộc sắn cho Bộ đội, Công an ăn no đánh đập dân oan (hiện nay). Chính phủ Indonesia quyết định cấp chứng chỉ quốc tịch cho cây cột điện này với tên gọi mới là 1980 KCCĐ (dịch theo tiếng Việt là Không Chân Cũng Đi) và để ghi nhớ lại một thảm họa trong lịch sử tỵ nạn thế giới. Do vậy, kể từ năm 1980 cây cột điện này đã chính thức là công dân Indonesia không tranh cãi, chiếu theo hiến chương LHQ về người và vật thể biết bơi xin tỵ nạn… và nay chính phủ chúng tôi quyết định đưa nó vào bảo tàng thuyền nhân để lưu chứng tích…”

Nhận được công văn trả lời từ phía Indonesia, phía Việt Nam cương quyết không chấp nhận lời giải thích này. Trái lại chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ lớn tiếng gia hạn cho phía Indonesia một tháng để hoàn trả, và nếu đòi hỏi này không được đáp ứng đầy đủ, quân đội Việt Nam sẽ không ngần ngại gì lấy lại cả đảo Galang, vì đây là lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam, bằng chứng Việt Nam đã trồng trụ điện trên đảo từ lâu và thành phố Đà nẵng xưa cũng có một quận tên gọi Galang!!!
Trong lúc chờ phản ứng từ phía Indonesia, một lực lượng gồm 2 tàu khu trục tên lửa, 2 tàu đổ bộ với 4 nghìn “Bộ đội đánh nước” đã lên đường xuôi Nam trực chỉ Indonesia, theo như tin tình báo vệ tinh theo dõi của Hải quân hoàng gia Úc. Đoàn tàu của lực lượng hải quân Việt Nam không đi theo hướng Tây, mà họ đang xuôi Nam, có vẻ như để tránh đường Lưỡi Bò đang có hải quân Tàu phù nằm phục. Lực lượng này sẽ vòng qua eo Malacca, bọc qua Ấn Độ Dương rồi mới vòng lên phía Nam Indonesia để đánh bọc hậu… Và cũng theo như giới chức quân sự Úc than thở, họ không ngại một cuộc chiến sẽ nổ ra nay mai giữa hai nước này, mà chỉ hết sức kinh hãi nếu như số tàu chiến và số 4 nghìn “bộ đội đánh nước” này của Việt Nam sẽ không đến để đánh nhau mà lại tràn cả lên đảo CHRISTMAS của họ xin tỵ nạn… thì họ chẳng biết giải quyết ra sao và bới ra cái gì cho đám này ăn!!!