– Giữ thực phẩm tươi tốt lâu hơn và tránh bị nhiễm độc
– Tìm đồ ăn dễ dàng và nhanh chóng
– Ngừa đồ ăn trào đổ
– Dễ dự tính món ăn trong tuần với thực phẩm sẵn co.
•- Các thứ gia vị thường xếp ở cánh cửa tủ với những thức ăn không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thay đổi do mở tủ nhiều lần.
•- Đặt các món cao ở phía trong, món thấp ở phía ngoài để dễ thấy
•- Dùng những hộp chứa trong để dễ nhìn thấy thực phẩm chứa bên trong
•- Đặt thực phẩm trẻ em thường ăn ngang tầm tay chúng để tập tính tự lập cho các em.
– Nên giữ thịt cá tươi trong gói của tiệm, mở ra có thể bị vi khuẩn độc hại xâm nhập. Nếu thịt cá không đóng gói trong storyfoam tray, khi bỏ tủ lạnh cần để tô hoặc đĩa hứng nước từ thịt cá chảy ra.
– Các sản phẩm sữa và làm từ sữa (cheese, yogurt, cream…) nên để nguyên trong hộp hoặc bao bì cho đến khi dùng. Bình sữa bằng plastic an toàn hơn bao giấy vì miệng bao dễ nhiễm trùng hơn khi rót sữa.
•- Để rau và trái cây trong ngăn tủ và không nên để lẫn lộn với nhau, vì chúng tỏa ra những loại khí khác nhau dễ làm cho thứ bên cạnh bị hư.
•- Chứa rau trái dễ bị khô trong túi plastic lủng lỗ, hoặc không đóng kín, để duy trì độ ẩm mà không khí vẫn lưu chuyển được.
•- Đừng rửa rau trái trước khi bỏ vào tủ lạnh. Độ ẩm làm chúng mau hư.
•- Đồ ăn dư nên bỏ trong hộp hoặc túi kín hơi. Nên chia nhỏ để mau lạnh hơn, và không cần đợi nguội mới bỏ vào tủ lạnh vì tủ đời mới chịu được sức nóng.
•- Đừng chứa thực phẩm dư trong hộp kim loại đã mở rồi, vì khi đó, kim loại từ miệng hộp thấm vào thức ăn làm cho nó có mùi vị không ngon.
– Mỗi tuần, coi lại toàn bộ tủ lạnh – thường vào ngày đổ rác – bỏ đi những thực phẩm hư, quá hạn, hoặc không dùng nữa.
– Lau chùi các ngăn tủ khi tủ trống nhiều, thường là lúc trước khi đi chợ mua đồ ăn mới.
– Đừng chất quá nhiều thứ trong tủ. Không khí cần lưu chuyển để giữ cho thực phẩm có độ lạnh an toàn. Tủ hoạt động tốt khi có ¼ khoảng trống. Freezer lại chạy tốt khi đầy.
– Đừng để quá nhiều thứ lỉnh kỉnh mặt ngoài cửa tủ: hình ảnh, giấy tờ, nam châm…, trông không mỹ thuật chút nào.
