Menu Close

Nissan: da bọc ghế mịn như da người

Nissan là hãng xe hơi đầu tiên nghĩ tới việc chế tạo một loại vật liệu bọc ghế giống như da người. Các chuyên viên của hãng này đã tiến hành thử nghiệm nhiều loại vật liệu và kết luận rằng chỉ có da người là có thể mang lại cảm giác tuyệt nhất. Loại vật liệu này có các đặc điểm vật lý của da ở đầu các ngón tay: mềm mại, ấm áp, mịn màng và hơi ẩm ướt. Với những yếu tố này, người sử dụng xe có cảm giác như thể đang được ôm ấp và vuốt ve tạo ra cảm giác hoàn toàn dễ chịu. Tuy nhiên, không phải bên trong xe chỉ có một loại da, mà có nhiều loại tuỳ theo khu vực được bọc. Ở chỗ bảng đồng hồ (dashboard), Nissan sẽ phát triển một loại vật liệu gọi là “premium soft instrument panel” là một loại da tổng hợp được xem là mềm mại và có độ bền cao. Các nút bấm, tay nắm, công ty sẽ dùng loại “soft feel texturing” là loại tạo ra cảm giác mềm, ẩm khi chạm tới. Các ghế ngồi, sẽ dùng loại “premium semi-aniline leather” và các chỗ tựa tay, vốn là nơi được tiếp xúc thường xuyên nhất tới da của người lái xe, công ty sẽ dùng một loại da đặc biệt gần giống như da của các em bé và được đặt tên là “premium soft feel material”. Dự án chế tạo da này có tên là Premium-fEEL interior concept (PEEL) đã có những thành công ban đầu, tuy  nhiên giá thành còn rất cao. Chi phí hiện nay cho một mét vuông da cao cấp này lên tới 250,000 đô la và dĩ nhiên chưa thể áp dụng cho thị trường. Nhưng công ty còn đang cải tiến và sẽ tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm.

alt

Người và robot

Bị mất gần hết chân phải trong một tai nạn xe cộ, Zac Vawter lại có thể leo lên 103 bậc thang của toà tháp Willis Tower ở Chicago vào ngày 4/11 vừa qua.  Anh đang giúp cho các nhà nghiên cứu ở Rehabilitation  Institute of Chicago (RIC) thử nghiệm một cẳng chân nhân tạo thuộc thế hệ “sinh-kỹ thuật” (bionic) được điều khiển bằng chính bộ não của anh. Anh có thể dùng chân này để đi bộ, đá banh, leo thang lầu … mà chỉ cần đơn giản là nghĩ tới điều mà anh muốn chân bionic của anh phải làm. Khi bị cưa chân sau tai nạn, các chuyên viên giải phẫu đã chuẩn bị cho Vawter, việc lắp chân bionic bằng cách gắn các dây thần kinh của phần chân bị cắt tới phần gân ở sau đầu gối bằng một tiến trình gọi là Targeted Muscle Reinnervation (TMC, hay tái phối trí dây thần kinh cơ theo mục tiêu). Nhờ đó chân giả khi gắn vào sẽ kết nối với dây thần kinh và được điều khiển từ não bộ. Dự án làm chiếc chân bionic đầu tiên này tốn 8 triệu đô la do Bộ quốc phòng cung cấp nhằm chế tạo chân giả giúp cho các quân nhân bị tàn tật khi chiến đấu. RIC đã phối hợp cùng các phòng nghiên cứu của các đại học MIT, University of Rhode Island, và University of New Brunswick cùng tiến hành dự án này. Chuyến leo thang lầu của Vawter kéo dài trong 1 giờ với một hay 2 lần thay pin, là nhằm để thu hút sự chú ý  của công chúng tới nghiên cứu này và cũng để tìm thêm sự tài trợ cho dự án.

alt

alt

alt