– Nấu nướng mau hơn cách nấu thông thường trên bếp.
– Lò microwave chỉ làm nóng thực phẩm, không phí phạm qua đồ chứa, do đó tiết kiệm được năng lượng nấu nướng.
– Chất bổ dinh dưỡng còn giữ được trong thực phẩm nhiều hơn vì được nấu nhanh, không bị đun nóng lâu như trên bếp lửa.
– Thực phẩm có protein không xạm vàng khi nấu trong lò, do đó vitamin A và E không bị huỷ hoại.
– Năng lượng của microwave thay đổi sự cấu tạo hóa học của thực phẩm: Không đúng. Không có bằng chứng về các hợp chất độc hại hoặc nguy hiểm tạo ra bởi năng lượng microwave.
– Ăn đồ ăn nấu trong lò microwave làm ta bị nhiễm phóng xạ: Không đúng. Sau khi lò tắt đi, không còn sóng microwave trong lò hoặc trong thực phẩm nữa.
– Năng lượng microwave có phóng xạ: Không đúng. Năng lượng microwave không thể làm cho lò nấu, thực phẩm hoặc bất cứ thứ gì khác bị nhiễm phóng xạ. Các cuộc nghiên cứu sâu rộng cho thấy không có bằng chứng nào khi ta tiếp xúc với sóng microwave sẽ gây ra ung thư.
Tiếp xúc với mức phóng xạ cao của microwave có thể gây hại cho sức khỏe như bị cataract và phỏng. Lò microwave có thể rò rỉ phóng xạ nếu cửa bị hư hoặc không gắn kỹ. Tuy nhiên sự rò rỉ này thường quá nhỏ, không có nguy cơ cho sức khoẻ (theo National Health and Medical Research Council). Nếu lò microwave của bạn trong tình trạng tốt và được sử dụng đúng theo chỉ dẫn, bạn cứ yên tâm. Tuy nhiên, đây là những đề nghị nên theo:
– Thường xuyên xem xét cửa xem có bị sét gỉ hoặc hư không, có đóng khít không.
– Lau chùi thường xuyên những mảnh vụn đồ ăn bám ở thành cửa hoặc bên trong.
– Không chạy lò khi không có gì bên trong.
– Nếu lo ngại có rò rỉ thì nên đem lò tới tiệm sửa để nhờ test thử.
Nhược điểm chính của lò microwave là thực phẩm không được hâm nóng đều, chỗ nóng chỗ lạnh. Vi khuẩn và các vi sinh vật có thể nảy nở từ những chỗ còn lạnh. Do đó ta nên:
– Thực phẩm đông lạnh cần được làm tan đá trong lò trước khi nấu, vì những chỗ lạnh có thể để cho vi khuẩn phát triển.
– Thực phẩm nên được cắt thành những miếng nhỏ bằng nhau sẽ được nấu đều khắp hơn là để nguyên cả miếng lớn.
– Dùng các túi nấu ăn hoặc nắp đây, giúp nấu đều và huỷ hoại được các vi khuẩn độc hại.
– Nhiệt độ lúc nấu sẽ đều khắp hơn nếu dùng đồ đựng nông và tròn, hơn là vuông và cao.
– Lúc nấu, cũng phải khuấy thức ăn ít nhất một lần.
– Đồ ăn nào không khuấy được thì nên để dựng đứng để hơi nóng dễ thâm nhập xuyên suốt hơn.
– Những món như bắp rang, thực phẩm đóng gói, nên theo đúng thời gian chỉ dẫn.
– Không nên nấu những món gà có nhồi thêm đồ trong bụng, vì khó biết chắc có đạt tới nhiệt độ đủ để giết các vi khuẩn gây hại hay không.
– Đừng hâm nóng chai sữa trẻ em trong lò. Sữa có thể rất nóng trong khi chai bên ngoài có nhiệt độ an toàn.
– Loại giấy bóng bằng plastic an toàn cho lò microwave khi dùng nên bao thức ăn đừng quá kín và chặt, mà để cho hơi nước có thể thoát ra được.
– Khi mở túi và giấy kiếng sau khi nấu, nên hướng cho quay ra phía xa người của bạn.
– Cẩn thận với những loại thức ăn có hai lớp trong và ngoài, khi nấu rồi phía ngoài có thể chỉ hơi ấm nhưng bên trong nóng hổi. Thay vì cắn ngay trong miệng, nên dùng dao cắt để coi trước khi ăn.
– Đừng làm chín trứng còn nguyên vỏ trong lò, hơi nóng tích tụ có thể làm trứng nổ.
– Thức ăn hoặc chất lỏng có thể bị nóng quá mức (super-heated) tức là sôi mạnh khi khuấy lên hoặc đụng vào. Muốn khỏi bị phỏng, nên để nguội trong lò trước khi lấy ra.
Đừng dùng để khử trùng chai sữa trẻ em, lọ để đựng mứt hoặc các loại bánh kẹo. Mà nên:
– Khử bằng nhiệt: đun nóng trong nước ít nhất 10 phút
– Khử bằng hóa chất: Ngâm 10 phút trong dung dịch chlorine 100-200mg/Lít.
– Đọc kỹ chỉ dẫn của nhà sản xuất.
– Chỉ dùng các đồ chứa bằng kiếng hoặc gốm và có ghi nhãn “microwave-safe”. Những thứ khác có thể quá nóng làm phỏng tay hoặc bể vỡ. Không bao giờ dùng các túi plastic, giấy báo, hộp chứa thực phẩm đông lạnh (như hộp ice-cream). Chất độc hại trong các thứ bao bì này khi đun nóng có thể lây sang thức ăn.
– Đừng dùng các đồ chứa bằng kim loại hoặc có riềm bằng kim loại để nấu trong lò.