Menu Close

Bangkok – Cuộc sống sôi động

Dòng sông Chao Phraya uốn lượn qua thành phố Bangkok, chia thành hai vùng riêng biệt, bên Tây và bên Đông. Bên Tây tức khu vực Riverside có khá nhiều sông rạch nhỏ, địa hình thấp, hằng năm phải chịu lũ lụt. Trong khi đó khu vực Siam-Silon, tức bên Đông, vùng đất đô thị mới với xa lộ rộng, nhà cao tầng trở thành một đô thị hiện đại, đại diện cho Vương quốc Thái Lan mới nổi trong khu vực Đông Nam Á. Và hẳn nhiên cuộc sống của người dân hai vùng cũng trở nên khác biệt. Cuộc sống bên Tây vốn theo truyền thống nhưng đã bắt đầu thay đổi để theo kịp bên Đông hào nhoáng. Sự chuyển đổi đó sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn đối lập giữa cũ và mới. Và điều đó làm cho cuộc sống của người dân Bangkok luôn sôi động.

alt


Khu đô thị hiện đại phía bên bờ Đông trước kia là khu ổ chuột của người dân nghèo Bangkok. Đất nước Thái Lan bắt đầu phát triển kinh tế từ những năm cuối thập niên 70, duy trì lạm phát thấp, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,200 USD/năm.

alt

Phương tiện di chuyển bằng thuyền đuôi tôm trên sông Chao Phraya như một dạng taxi water của người dân Bangkok.
alt

 Xe cộ tấp nập trên những con đường xuyên trung tâm thành phố. Trong năm 2012, các công ty sản xuất xe hơi tại Thái Lan bán ra gần 500,000 chiếc. Kẹt xe luôn là vấn nạn  giao thông trong thành phố Bangkok.
alt

Thành phố đất chật người đông. Những góc phố trong khu phố cũ ở Bangkok có nét hao hao gì đó giống Chợ Lớn – Sài Gòn.
alt


Cơm hộp, hủ tíu – một dạng thức ăn nhanh trên đường phố cho người đi làm công xưởng, văn phòng hay các bà nội trợ không thích nấu nướng ở nhà, cứ ra phố ăn “cơm chỉ” là xong.
alt

Một góc Chinatown lâu đời tại Bangkok. Các bảng hiệu ăn uống, dịch vụ không dùng tiếng Hoa mà sử dụng tiếng Thái. Sinh hoạt của người gốc Hoa ở đây gần như hòa nhập với người bản xứ, họ nói tiếng Thái như người Thái.

alt


Gia đình của những người gần khu chợ nổi. Mỗi ngày đem hàng xuống ghe chèo ra chợ nổi Damnoen Saduak bán buôn.
alt


Một hình ảnh hiếm có của dân nhậu thứ thiệt Bangkok. Hò dô hò, nước lên thì mặc nước lên, nhậu luôn dưới nước cho lênh đênh lòng. Quá đã!
alt

 “Con đường Đức Phật” cũng chính là tên con phố của một làng nghề truyền thống đúc và dát vàng tượng Phật tại khu phố cổ.
alt

Thành phố bờ Đông mọc lên làm ảnh hưởng bờ Tây sông Chao Phraya vì thế khu vực này luôn bị ngập lụt vào mùa mưa hay mùa giông bão. Nhà sư phải tự chống chọi nước ngập vào chùa bằng cách trang bị máy bơm nước và bao cát che chắn.
alt

Cuộc sống của khách thương hồ trên sông Chao Phraya đổ vào sông Kwai nổi tiếng trong bộ phim “Cầu sông Kwai”. Nhưng cảnh trong “Cầu sông Kwai” đẹp mơ màng chớ không nhếch nhác như trong ảnh khi ta nhìn ở góc độ khác.
alt

Chợ nổi Damnoen Saduak – nơi bất kỳ du khách nào đến Thái Lan cũng ghé đến xem và tìm hiểu cảnh tấp tập ghe xuống bán buôn trên sông. Chợ nổi này cách Bangkok 80 cây số. Có thể đi bằng xe bus hoặc mướn ghe từ Bangkok rong ruổi trên sông nước khám phá thêm nhiều điều thú vị về đất nước Thái Lan.