
Loài chim Râu (White-tailed nightjar),“đặc sản” của xứ sở Tobago. Hình ảnh thực hiện ở hải đảo Nam Mỹ. Đây là một trong những “tư thế tác nghiệp” khó quên của tôi. Con chim Râu chỉ le ngoe mấy cọng râu trông già khụ, cù rù trên tán lá trong một hốc hang tối nhỏ, hậu cảnh là vách núi đá. Cú shot “độc thủ” bằng một tay, vì tay kia phải bám vào vách núi để lấy thế. Ống kính 70-200mm ở khoảng cách gần. May mắn, hình ảnh vẫn rất rõ nét.

Snowy Owl, cú “headshot” ngoạn mục. Con Cú Tuyết “cận mặt” với ống kính. Một khoảnh khắc tuyệt vời để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm tưởng tôi. “Collision Course” – tác phẩm được tuyển chọn triển lãm ở cuộc thi Quốc Tế International Milvus .
“Bloody Battle” tác phẩm được Ribbon FIAP chọn. Với tôi, năm 2012 là con số may mắn với hàng loạt giải thưởng từ những cuộc thi Quốc Tế.
Ếch Xanh. Green Frog chỉ lớn hơn lóng tay. “Subject” thường chơi trò trốn tìm, lẫn với sắc xanh của cây lá. Tôi rất yêu thích chụp cận ảnh giống ếch “ốc tiêu” này. Cận ảnh thực hiện bằng ống kính macro. Thế giới của những sinh vật bé nhỏ luôn cuốn hút và sinh động.
Green Anole. Tôi thường “dị ứng” với các loài bò sát. Nhưng giống Thằn Lằn Xanh này khá thu hút ở màu sắc sặc sỡ. Cận ảnh bằng ống kính macro.
Cuộc đả chiến giữa hai con Avocet. Loài chim “chân dài tới nách”, và dẫu với cái dáng thanh mảnh nhưng thật “kiên cường” để bảo vệ con.
Săn ảnh baby Loon đầy thử thách vì những cú shot này phải thực hiện từ boong tàu. Tàu luôn chòng chành, thế cầm máy phải vững vàng để hình ảnh không bị rung, mờ. Và để có được những góc cạnh sát mặt nước (eye-level), tôi đã không ngại ngần ở những tư thế “lăn lộn” trên sàn tàu. Loài Loon bé con này chỉ vài ngày sau khi sinh mới được mẹ “cõng” trên lưng, và rồi lại bị “quẳng” lại xuống nước để tự bơi. Baby Loon rất hiếm thấy. Và đây là khoảnh khắc mơ ước của những tay săn ảnh chim thú hoang dã.
Một tư thế tác nghiệp