Một ngày thì quá ngắn để tôi có thể cảm nhận được đầy đủ về Berlin cũng như người Đức ở thành phố rộng lớn này. Với tôi, Berlin là nơi chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử nước Đức, cũng là nơi trở thành xuất phát điểm của hai cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 2 Tháng 5 năm 1945, khi chiến tranh ngừng tiếng súng Berlin chỉ còn một đống gạch vụn. Nước Đức chia đôi, Berlin cũng là ranh giới chia đôi hai miền Đông và Tây Đức. Ngày 13/8/1961 bức tường “chiến tranh lạnh” được dựng lên. Bức tường này từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục”. Khoảng 5,000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 136 đến 200 người. Ngày 9/11/1989 nước Đức thống nhất. Bức tường bị phá vỡ. Nhưng còn giữ lại một phần như một nhân chứng lịch sử.
Cổng Brandenburg là cổng thành phố trước đây và là một trong những biểu tượng chính của thành phố Berlin. Cổng này cũng là cửa ngõ duy nhất còn lại của một loạt cổng cổ ra vào Berlin. Brandenburg từng chứng kiến hai thời điểm lịch sử của cuộc chiến tranh lạnh với phương Tây. Năm 1963 Tổng thống John F. Kennedy viếng thăm Cổng Brandenburg. Liên Xô đã treo biểu ngữ lớn trên nó nên không thể nhìn thấy phía Đông Berlin. Năm 1994 Tổng thống Bill Clinton đọc một bài phát biểu với người dân của Berlin tại cổng Brandenburg nói chuyện chủ yếu về hòa bình sau chiến tranh lạnh Châu Âu.
Tháp truyền hình cao 368 mét, nằm ở Đông Berlin. Mỗi năm, tháp truyền hình đón hơn 1 triệu du khách tới ngắm khung cảnh thành phố. Chúng tôi thưởng thức một bữa trưa trên tháp truyền hình. Từ trên đỉnh nhìn xuống, những ngôi nhà phía dưới bé xíu như những món đồ chơi. Nhà hàng này cứ 30 phút lại xoay 1 lần, để thực khách có thể ngắm thành phố từ 4 hướng. Kể từ khi xây dựng, nhà hàng trên đỉnh tháp Berlin này đã trở thành nhà hàng thu hút nhất Berlin.
Tòa nhà Quốc hội Reichstag được thiết kế theo “phong cách Đế chế” – kết hợp kiến trúc thời kỳ Phục Hưng Ý và trào lưu kiến trúc Hochbarock. Công trình này được khánh thành vào năm 1894, đã trải qua nhiều biến cố của lịch sử (bị đốt cháy năm 1933 và phá hủy nặng năm 1945). Năm 1993, Đức tổ chức một cuộc thi nhằm lựa chọn bản dự án tân trang tối ưu cho nhà quốc hội theo quan điểm: “Chính phủ, các đảng phái phải hoạt động công khai dưới sự kiểm soát của dân”.
Một trong những kiến trúc đặc biệt thú vị của vùng Đông Berlin là nhà thờ Kaiser-Wilhelm-Gedachtniskirche, Berlin còn được gọi với cái tên khác là Nhà thờ cụt. Sở dĩ nhà thờ có cái tên như vậy vì phần chóp của nó đã bị đánh đổ trong Thế Chiến thứ 2, chỉ có phần còn lại vẫn đứng đó, như một đài tưởng niệm chiến tranh.
Berliner Dom nhà thờ nổi tiếng nhất và đẹp nhất Berlin. Tọa lạc bên khu vườn Lustgarten, Berliner Dom được xây dựng theo kiến trúc Baroque. Phía bên trong nhà thờ là một dàn nhạc khí vĩ đại, đặc biệt. Đó là lý do vì sao Berliner Dom hay được chọn làm nơi tổ chức hòa nhạc.
Berliner Dom nhà thờ nổi tiếng nhất và đẹp nhất Berlin. Tọa lạc bên khu vườn Lustgarten, Berliner Dom được xây dựng theo kiến trúc Baroque. Phía bên trong nhà thờ là một dàn nhạc khí vĩ đại, đặc biệt. Đó là lý do vì sao Berliner Dom hay được chọn làm nơi tổ chức hòa nhạc.
Bức tường sụp đổ trong đêm Thứ Năm ngày 9 Tháng 11 rạng sáng Thứ Sáu ngày 10 Tháng 11 năm 1989, sau hơn 28 năm chia cắt. Hiện nay người dân cả Đông và Tây Đức vẫn muốn giữ lại một phần bức tường Berlin để ghi nhớ những xung đột chính trị. Nhưng thành phố Berlin lại muốn xóa sạch bức tường như một sự cáo chung.
Khu mua bán quần áo trong chợ Đồng Xuân. Đa số các chủ sạp đều là những người Việt Nam có thời gian theo học tại Đông Đức. Sau khi nước Đức thống nhất, họ ở lại, sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau.