Menu Close

Những chuyện vừa qua

1. Lyric video trước đây đã được giới yêu nhạc thực hiện trên YouTube khá nhiều, thường được mở đầu bằng câu “Tôi không sở hữu bản nhạc và ban nhạc này”, sau đó chữ chạy trên màn hình theo lời hát, có thể trên nền đen đơn giản, có thể cầu kỳ hơn là hình ảnh ca sĩ hoặc cả ảnh phong cảnh xinh đẹp, lãng mạn nào đó.

Quảng bá bằng lyric video đang là xu hướng khá thịnh hành hiện nay. Đầu năm 2013, nhóm Lady Antebellum cũng tung ra lyric video chính thức của mình cho bài “Downtown”, chuẩn bị cho album sắp tới. Trước khi hoàn chỉnh bản MV “Firework” và “E.T.”, Katy Perry cũng tung ra các bản lyric video chính thức với hình ảnh tĩnh lấy từ MV chưa dựng xong. Trước khi MV Suit & Tie của Justin Timberlake chính thức phát hành trên khắp thế giới, giới ái mộ cũng đã phát cuồng lên với phiên bản video với phần lời của ca khúc này, được dàn dựng rất chuyên nghiệp với phần lời không đơn giản chạy bên dưới màn hình mà được lồng ghép, chọn font, kích cỡ chữ cho hấp dẫn.

alt

Nhóm Lady Antebellum

Demi Lovato đã tung ra bản lyric video cho đĩa đơn mới nhất, bài “Heart Attack” thông qua một chiến dịch tương tác trực tuyến. Tham gia vào chiến dịch này, giới ái mộ sẽ có thể dần dần “mở” được trọn vẹn clip bằng cách tweet phần lời của bài hát kèm theo thẻ trên Twitter (hashtag) UnlockHeartAttack. Chiến dịch này thu hút được số lượng rất lớn người tham gia và thẻ UnlockHeartAttack đang là một chủ đề thời thượng trong cộng đồng mạng.

alt

Lyric video của Demi Lovato

Trevor Kelley, giám đốc điều hành mảng tiếp thị trực tuyến toàn cầu của Disney Music Group tuyên bố “chúng tôi muốn có sự liên hệ từ những người hâm mộ Demi trong lyric video này, cả về việc họ đã tìm ra clip này và clip này xuất hiện trong dáng vẻ thế nào.” Trong vòng chưa đến 1 tuần lễ, clip có cỡ hơn 1 triệu lượt view

Ca khúc này đánh dấu việc Demi Lovato làm lại hình ảnh của mình, đánh dấu một Demi trưởng thành hơn khi bắt đầu liều lĩnh hơn trong tình yêu, âm nhạc hướng đến kiểu nhạc điện tử đang thịnh hành.

2. Nhưng cuộc chơi trên thế giới ảo chưa hẳn luôn tích cực. Trong cơn sốt Harlem Shake đã xuất hiện những nạn nhân đầu tiên. Mười lăm công nhân mỏ vàng ở Úc sau khi biểu diễn Harlem Shake ở nơi làm việc của mình, tức các hầm đào vàng, đã bị đuổi việc vì vi phạm an toàn lao động. Tại mỏ vàng Agnew ở Úc, các công nhân được lãnh lương rất cao, lên đến sáu con số hàng tháng. Đổi lại, họ phải làm việc liên tục mỗi đợt 8 ngày liên tục dưới lòng đất, sống xa gia đình. Trong lúc tìm cách giải khuây, các công nhân mỏ đã thực hiện clip Harlem Shake, có sự tham dự của 8 công nhân, hầu hết là ở trần nhưng có đội nón bảo hộ. Các công nhân cho rằng họ không mặc áo là để tên của công ty không xuất hiện trong clip. Clip được up lên YouTube, quản lý của công ty xem được và sau khi điều tra, không chỉ 8 công nhân có mặt trong clip mà 7 người nữa đứng xem cũng bị đuổi việc!

Các công nhân Úc không phải là nạn nhân duy nhất của Harlem Shake. Ở Ai Cập, một số sinh viên đã bị kết tội vi phạm thuần phong mỹ tục khi nhảy điệu này trong trang phục đồ lót, bên ngoài trụ sở của Tổng thống Mohamed Morsi. Ở Tunisia, bộ trưởng bộ giáo dục cũng dọa sẽ đuổi sinh viên và học sinh tại một trường ở thủ đô chỉ vì thực hiện Harlem Shake. Ngay tại Mỹ thì một số sinh viên cũng đang bị điều tra vì chơi trò này trên máy bay của hãng Frontier Airlines từ Denver đến San Diego.

alt

Video Harlem Shake của các công nhân mỏ vàng Agnew


3.
Năm rồi, làng nhạc có thêm chút xíu khí trời để lạc quan khi mà doanh số trong năm đã tăng, lần đầu tiên kể từ năm 1999. Chính xác, chỉ tăng 0.3% nhưng cũng đủ để ăn mừng sau một thời gian dài liên tục xuống dốc. Thật ra, năm 2012 chỉ tăng so với năm 2011 và giảm gần 40% so với năm 1999, từ 27.8 tỉ đôla xuống 16.5 tỉ đôla, chưa tính đến lạm phát trong ngần ấy năm. Lãnh công đầu trong việc tăng này, theo Hiệp hội công nghiệp ghi âm quốc tế, là nhờ download, đăng ký nghe nhạc online và các dịch vụ nhạc số khác. Tổng giám đốc điều hành của Sony Music Entertainment đã tuyên bố “Kỹ thuật số đang cứu rỗi âm nhạc” và khiến mọi người tin rằng vận hạn của làng nhạc đã qua. Thật ra, trong năm qua, ngành công nghiệp âm nhạc nương nhờ hẳn vào Adele. Với album “21” của Adele tung ra năm 2011 và đã bán được 15.3 triệu bản, lại tiếp tục được 8.3 triệu lượt người mua trong năm 2012. Nhưng không thể trông cậy mãi vào sức đẩy của các siêu sao như vậy mãi, dù thật sự làng nhạc vẫn luôn được dẫn dắt bởi các siêu sao.

alt

NV