Menu Close

Để tạo sự hòa điệu trong gia đình

Vừa qua, chúng ta đã nói nhiều về phong cách ứng xử khi tiếp xúc với bên ngoài: tiệc tùng, họp mặt, đi máy bay, đi vacations, tặng quà… Bây giờ, xin trở lại với không khí êm đềm, ấm cúng của gia đình.

Tất nhiên gia đình không chỉ có đôi vợ chồng mà gồm cả những thành viên khác: bố mẹ, con cái, anh chị em, chú bác, cô dì… Vì có nhiều người ở chung trong một gia đình nên không tránh khỏi những trục trặc, bất ưng trong cuộc sống mỗi ngày. Vì thế chúng ta không thể kỳ vọng vào một sự hòa điệu tốt đẹp chung mà phải biết sắp xếp tổ chức để tạo ra một sự kết hợp hài hòa khiến mọi người đều cảm thấy thoải mái.

Theo Sue Fox, tác giả cuốn Etiquette for Dummies, cách tốt nhất để giữ hòa khí trong gia đình là làm sao cho mỗi thành viên biết rõ phải hành xử như thế nào trong từng tình huống riêng biệt. Nếu bạn cố gắng chuẩn bị cho các trẻ nhỏ (và cả người lớn) trong gia đình biết sẽ gặp những gì và sẽ phải ứng xử ra sao trong mỗi trường hợp, chắc chắn bạn sẽ ít gặp khó khăn và tránh được những cãi cọ, bất hòa.

 

 

alt

 
Bảo Huân

 

Điều căn bản cần ghi nhớ là bạn đừng bao giờ kỳ vọng một sự hoàn hảo trong cách đối xử của các thành viên trong gia đình. Khi sự thể xảy ra không được như ý muốn hoặc một người nào đó trong gia đình lỡ mất bình tĩnh thì bạn nên tìm cách để bỏ qua và tha thứ. Chính sự tha thứ này sẽ có lợi cho bạn về cả thể xác lẫn tinh thần. Người biết tha thứ sẽ cảm thấy bớt nóng giận, ức chế, lo âu, và nhờ đó sẽ giảm huyết áp và giữ nhịp tim được điều hòa so với người cứ ôm mãi sự căm hận trong lòng.

Bày tỏ lòng tha thứ còn là một bài học giá trị cho trẻ con. Khi bạn thốt ra lời xin lỗi (I’m sorry) hoặc vui vẻ nhận sự hối lỗi của người khác bạn đã tạo ảnh hưởng sâu đậm lên nhân cách của trẻ. Và nếu bạn tỏ lòng kính trọng và quan tâm, ân cần với người khác thì con cái của bạn sau này sẽ trở thành người tốt và thanh lịch.

 

 

alt

 

Bảo Huân

 

(còn tiếp)