Menu Close

Tại sao phụ nữ khó gia nhập các câu lạc bộ chơi golf quý phái tại nước Anh?

Từ lâu, các câu lạc bộ dành riêng cho nam giới ngày trước được gọi là “golf club”, trước cả khi môn chơi “golf” được đặt ra. “GOLF” trong nhóm từ “golf club” là cách viết tắt dùng 4 chữ đầu của câu “gentlemen only, ladies forbidden (chỉ dành cho quý ông, cấm phụ nữ).” Đàn ông lập ra những câu lạc bộ này để vui chơi riêng với nhau, tránh cảnh bị các bà chi phối, mè nheo. Họ lấy tên câu lạc bộ của mình là golf đặt tên cho môn chơi được nhiều người ưa thích là cùng săn đuổi một trái banh nhỏ chung quanh sân.

 

 

alt

 

 

alt

 

 

alt

 

 

Thói quen uống cà phê từ đâu mà có?

Tín đồ theo Hồi giáo là những người đầu tiên dùng cà phê, được ghi chép là ngay từ năm 1524. Họ dùng cà phê thay rượu là thứ bị cấm không được giáo lý cho phép uống. Theo một truyện truyền kỳ, một anh chàng chăn dê thông minh người Ả Rập thấy đàn dê của mình có vẻ bị khích động sau khi nhai những hạt trông như trái dâu trong bụi cây. Anh thử dùng mấy trái và cảm thấy trong người sảng khoái. Vùng trong lãnh thổ Abyssinia (nước Ethiopia bây giờ) nơi xảy ra câu truyện này có tên là Kaffa, do đó tên thứ nước chúng ta uống ngày nay mang tên coffee, là biến thể của từ Kaffa.

 

 

alt

 

 

Đàn ông bắt đầu cạo râu từ khi nào?

Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, cạo râu là điều bị cấm cản. Đối với người Tây phương, cạo râu buổi sáng là một thói quen bắt nguồn từ rất xưa, thời Alexandre the Great (A lịch sơn Đại đế). Trước khi nhà vua lên ngôi, đàn ông ở Âu châu đều để râu cả. Nhưng vì mặt Alexandre nhẵn nhụi chỉ lơ thơ ít sợi râu, không thể nuôi thành một hàm râu đẹp, do đó mỗi sáng ông dùng dao găm cạo sạch. Để tránh mất lòng Hoàng đế, cận thần cũng cạo sạch râu như ông, và từ đó thói quen này lan rộng khắp nơi, được lưu truyền cho tới bây giờ.

 

 

alt

 

 
Tại sao nói “goodbye” khi từ giã một người?

Từ “goodbye” là biến thể câu chào của người Anh thời cổ: “God be with you” hoặc đúng như Anh ngữ cổ là “God be with ye” (Chúa Trời ở cùng bạn). Qua nhiều năm tháng, cách viết cũng như câu nói được rút gọn thành “goodbye”. Ngoài từ ngữ này, người ta còn dùng “so long” khi từ biệt. “So long” đi vào Anh ngữ do những người lính nước Anh đã đồn trú tại các nước nói tiếng Ả Rập. Nơi đây, cách phát biểu mối thân tình và thiện chí nhất là “salaam.” Từ ngữ này đối với người Anh nghe lạ tai, nên dần dần biến thể thành “so long.”

 

 

alt