Menu Close

Tại sao lại Cà-Nông? (Kỳ 64)

Nếu các bạn đã từng theo dõi mục Góc Nhiếp Ảnh (GNA) trong suốt hai năm nay, chắc các bạn đã từng nghe nhắc đến hiệu máy Nikon hoặc Canon. Đẵ nhiều lần tôi được độc giả hỏi về chuyện nên mua máy hiệu nào. Nhưng ngoài ra, họ cũng tò mò muốn biết tại sao có nhiều người dùng máy canon (Cà-Nông) hơn Nikon. Có một số điều sau đây, xin phân tích để giúp bạn tìm câu trả lời.

 

 

Tóm tắt lai lịch của hai công ty

 

Công ty Nikon Corporation đã được thành lập từ năm 1917 (gần 100 năm nay). Họ chuyên sản xuất máy ảnh, ống kính và những thiết bị chuyên mồn. Mức thu hàng năm của công ty Nikon là hơn 10 ngàn triệu Mỹ Kim. Số nhân viên của họ trong những hãng xưởng khoảng hơn 24,000 người.

 

Canon Inc. có quan niệm triết lý khác hẳn với Nikon. Họ chế tạo nhiều máy móc điện tử, gồm máy in (printers), máy photo-copy, máy quay video, và nhiều dụng cụ điện toán khác cho trong nhà và văn phòng. Máy ảnh và ống kính chỉ là một phần nhỏ của sản phẩm của Canon. Trong năm vừa qua, Canon đã thu được hơn 1 tỷ đô-la. Họ có số nhân công gần gấp mười lần của Nikon (197,000 người).

 

Hiệu nào tốt hơn?

 

Nikon và canon là hai hiệu khác nhau, nhưng vẫn tương đương với nhau trên cái nhìn tổng quát, mặc dù mỗi chúng ta có sự ưu đãi riêng. Nikon và Canon cạnh tranh nhau dù dội đến nỗi nếu một hiệu thật sự quá trội thì hiệu kia đã bị “dẹp tiệm” từ lâu rồi.

 

Từ năm này sang năm khác, một hiệu thường qua mặt trên hiệu kia. Và vị trí tương đối của họ có khuynh hưởng thay đổi qua lại, theo từng thời kỳ. Leica (một hãng làm dụng cụ máy ảnh nổi tiếng của Đức) làm bá chủ từ thập niên 1930s đến 1950s, Nikon chiếm lấy chức vụ đó từ 1960s tới 1980s, và Canon nhảy lên hàng đầu trong những năm 1990s và 2000s. Từ lúc hai máy Nikon D3 và D300 được giới thiệu năm 2007, Nikon đã lấy lại “phong độ” và đứng ngang hàng với Canon trong thị trường chuyên nghiệp (Pro).

 

 

alt

 

Lực sĩ điền kinh Usain Bolt với máy ảnh Nikon D4 ngay sau khi thắng cuộc đua 100m tại TVH London 2012.

 

 

Tại sao lại Canon?

Tại sao các Pros dùng máy hiệu Canon nhiều hơn?

Từ xửa từ xưa, trong quá khứ mà tôi còn nhớ được, gần như mọi người tôi biết (trong giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp) đều “chơi” hiệu Nikon. Chắc có vài “bạn già” còn nhớ loạt máy chụp phim F4 hoặc F5 của Nikon? Lúc đó phải nói là thời “vàng son” của thương hiệu Nikon.

Nhưng rồi, qua thập niên 1990s, kỹ thuật lấy nét tự động (autofocus hoặc AF) được sáng chế. Cả hai Nikon và Canon đều áp dụng kỹ thuật này trong những sản phẩm mới nhất của họ. Riêng những máy của Nikon ở thời điểm này, hệ thống AF chưa đủ nhanh để lấy nét cho thể loại chụp ảnh thể thao, trong khi Canon phát triển AF với cách riêng của họ và làm cho hệ thống AF đủ nhanh. Kết quả: các bác Prồ đua nhau bán hết đồ nghề Nikon và đổi qua Canon. Đó cũng là lý do tại sao, khi bạn xem những sự kiện thể thao lớn, thí dụ Thế Vận Hội (TVH) hoặc giải bóng đá FIFA World Cup, hầu hết những ống kính trong khu vực của các nhiếp ảnh gia nhà báo có màu trắng (Canon).

 

 

alt

 

Đến kỳ Thế vận hội tại London 2012, Nikon (đen) đã lấy lại phong độ với tỷ số tương đương với hoặc khá hơn Canon (trắng).

Thế hệ mới

Có lẽ sau một “giấc ngủ” dài mười mấy năm, các kỹ sư của Nikon đã thức dậy, và họ đã cho ra đời loạt máy D3 và D300 vào năm 2007. Sự tân tiến tột độ của hai máy ảnh DSLR này đã lập tức nâng Nikon lên ngang hàng lại với địch thủ Canon. Và với sự xuất hiện của những máy D800, D600, D4, D7100 trong hai năm qua, Nikon cũng đã từ từ nhích qua mặt Canon trong vài lãnh vực cạnh tranh.

 

 

alt

 

Một ảnh chụp ban đêm với máy ảnh D300 của Nikon.

 

Hiện nay, máy ảnh chuyên nghiệp đắt tiền nhất của Canon là máy 1DX (giá thị trường $6,799), của Nikon là máy D4 ($5,999). Ở đầu kia của thang giá, máy ảnh DSLR “rẻ” nhất của Nikon là D3100 ($446) và của Canon là EOS Rebel T3 với giá chỉ có $339, hiện đang on sale tuần này.

Theo đà tiến triển hiện tại, có lẽ những năm sắp tới sẽ hoàn toàn nghiêng về hướng Nikon. Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trung thành với hiệu Nikon lâu nay, luôn cả người viết này, sẽ sẵn sàng hết lòng ủng hộ “gà nhà”. ž

 

 

alt

 

Andy Nguyễn với ống kính 600mm Nikon bên tay phải, 300mm và 500mm Canon bên tay trái; trên đường “hành quân” săn chim.

 

AN – OCt ‘13