Menu Close

Crystal Palace – Cung Điện Pha Lê – Kỳ 2

Ở trong hang, giờ đây, một nhóm khoa học gia và những nhà thám hiểm đang thực hiện công việc nghiên cứu và ghi lại các tài liệu. Stein-Erik Lauritzen- giáo sư khoa Địa chất tại Đại Học Bergen ở Na Uy, đang nhặt những mẩu thử để định tuổi bằng phương pháp uranium-thorium.

alt

Pha lê những tinh thể lạ lùng

Theo kiến trúc của hang thì những tảng pha lê là hiện thân của quy luật và trật tự- những phân tử “ráp nối” nhau theo một kỷ luật cứng nhắc. Công việc nghiên cứu của ông cho rằng, những khối pha lê lớn nhất khoảng 600,000 tuổi. Ông Juan Manuel García-Ruiz- chuyên gia về tinh thể Crystal người Tây Ban Nha, ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về pha lê Naica từ năm 2001. García bị “choáng váng” bởi tỷ lệ của những tảng pha lê khổng lồ. Và bằng xét nghiệm những “bong bóng” của chất lỏng bị “nhốt”  kín trong những mảng tinh thể, ông và những đồng nghiệp đã chắp ghép được câu chuyện về quá trình phát triển của crystal.

alt

Những nhà thám hiểm chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cung điện

Hàng ngàn năm trước, nước dưới lòng đất kết hợp với chất vôi lưu huỳnh được “gạn lọc” qua  những hang ở Naica, bị hơ nóng bởi dung nham núi lửa từ bên dưới; khi chất lỏng này nguội đi, nhiệt độ nước bên trong hang dần dần nguội lại ở khoảng 136°F. Ở nhiệt độ này, những khoáng chất trong nước bắt đầu chuyển thành selenite; từng phân tử như những viên gạch tí hon để tạo thành tinh thể.

Ở những hang khác dưới dãy núi, nhiệt độ thay đổi bất thường, hoặc môi trường bị xáo trộn đưa đến kết quả những mảnh pha lê khác thường và nhỏ hơn. Nhưng trong hang động của Pha lê, trạng thái này giữ nguyên cho đến hàng ngàn năm. Trên mặt đất, núi lửa phun, và những cánh đồng băng phá hủy từng lục địa. Bên dưới lòng đất, là sự yên tĩnh được “cất kín” trong một tình trạng hoàn toàn bị động. Những tinh thể đã dần lớn lên, đều đặn. Năm 1985, khi các thợ mỏ sử dụng những máy bơm đồ sộ để hạ mực nước trong hang, và đã vô tình rút cạn nước hang, thì quá trình phát triển mới ngưng.  

alt

Sự chịu đựng là cái giá phải trả khi làm việc trong hang dưới áp lực cao độ của độ nóng, dễ mệt mỏi và có thể bất ngờ xảy ra nguy cơ đột quỵ. Dr. Giuseppe Giovine (người đội mũ bảo hộ, thuộc nhóm thám hiểm Ý đang kiểm tra các dấu hiệu quan trọng sau một chuyến vào hang. Những chuyến “thám hiểm” trong hang thường kéo dài không quá 20 phút.

García, đang khảo cứu một mảng pha lê có những bong bóng “bị nhốt”- lấp lánh dưới ánh đèn- những time capsule nhỏ. Những hạt tinh thể có tuổi khoảng 30,000 năm.  Và đã đưa ra giả thuyết là vùng thuộc Mễ Tây Cơ này đã từng được bao phủ không bởi sa mạc, mà bởi rừng…

García, nhìn đăm đăm vào mảnh pha lê; trước mắt ông- một vẻ đẹp lạ lùng. García chợt mường tượng đến hình ảnh của một nhà thờ lớn; ông gọi nó là Sistine Chapel bằng pha lê. Với ông, Pha lê và Nhà thờ- là sự vĩnh cửu và thanh bình- vượt qua những sự sống trên mặt đất. Như sự gợi tưởng của thế giới phía bên kia trái đất.

Tôi nhìn một thanh pha lê dài, ốm và có ấn dấu lõm sâu; hình như một người nào đó đã cắt thử. Và lại chợt nghĩ đến hình ảnh của một người thợ mỏ, mồ hôi nhễ nhại- một mình trong sự thinh lặng ngột ngạt với tia đèn yếu ớt trên nón tưng nhảy theo từng nhát cưa. Các nhà sưu tầm có thể chi vài chục ngàn đô cho một mảng pha lê từ hang này. Dù thợ mỏ đó là ai, người có thể bỏ cuộc trước khi cắt lìa miếng pha lê này. Và các chủ mỏ thì sau đó đã  gắn ráp thêm cái cửa sắt nặng để làm thoái chí những kẻ cắp. Đến nay thì coi như đã thành công. Nhưng vẫn chưa thể biết (có thể) sẽ bị “đào mỏ”  chôm chỉa hay không?! Những mỏ khoáng chất ở Mễ Tây Cơ không hề được bảo vệ. Những tảng pha lê cũng có thể bị đe doạ bởi sự thiếu nước. Nước giúp duy trì và nâng đỡ những thanh, trụ pha lê dài lớn. Giờ đây, với cái hang trống trải và phơi bày cho không khí, những thanh pha lê sau thời gian lâu dài có thể bị cong, nứt dưới trọng lượng của chính nó; và bị lu mờ vì ảnh hưởng của carbon dioxide tràn vào.

alt

Một lều “máy lạnh” để cứu trợ những “thám hiểm viên”.

Giám đốc của hầm mỏ, ông Peñoles, kể tôi nghe về công ty của ông đã cống hiến trong công việc duy trì những tinh thể Pha lê. Nhưng quyền lợi chủ yếu của công ty này, không phải là những tảng pha lê. Và những hoạt động cơ bản của nghề đào mỏ- cho nổ đá, xe vận tải quậy bụi mịt mù- đe doạ “phòng trưng bày 1000 feet” dưới mặt đất. Để những mảnh pha lê tuyệt đẹp vẫn còn tồn tại trong tối tăm, có thể nổi tiếng vượt ra bên ngoài biên giới Mễ Tây Cơ; họ hy vọng có thể thuyết phục và vận động hơn nữa (Di Sản Thế Giới do Liên Hiệp Quốc ấn định).

Chúng tôi ngừng một lát để nghỉ mệt. Chung quanh tôi là một thế giới lấp lánh. Dường như tôi đang đứng giữa những ngôi sao. Giovanni Badino, một nhà vật lý học từ nhóm thám hiểm Ý, La Venta, người đã dẫn chúng tôi vào cuộc “thám hiểm” trong hang. Badino xoay qua, mở cái mặt nạ ra; những nếp nhăn nhập lại ở chuôi mắt. “Có biết không,” Badino vừa nói, vừa cười, “có nhiều nơi khác còn tệ hơn để chết!”

Nhà thờ lớn. Những vì sao. Hay những ngôi mộ. Chúng tôi đang tìm kiếm một điều gì đó để kết nối một thế giới xa lạ với một thế giới quen thuộc thường nhật.

Chúng tôi rời khỏi  đó sau nửa giờ đồng hồ. Ướt đẫm mồ hôi. Những mạch máu trên thân thể  dãn nở “rộn ràng”. Một người làm phim hỏi tôi về kinh nghiệm dưới hang, “Nó nhìn ra sao?” Tôi ra sức diễn đạt, rồi thêm, “tôi có hơi gặp khó khăn một chút”. Ông ta gật đầu, như hiểu ý.

“Es como un sueño de niño,” ông ta nói. “Nghe giống như giấc mơ của một đứa trẻ.”

alt

Hoàn hảo, ít nhất là bây giờ. Những tinh thể pha lê phải đối mặt với mối đe dọa từ những “dấu chân địa đàng” của con người, những kẻ cắp, và sự ngưng tụ. Chủ mỏ hạn chế sự truy cập vào các hang động này, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng vào sự bảo vệ của pháp luật.

HD