Thường xuất hiện trong phim ảnh mùa Halloween, Dracula là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết kinh dị cùng tên sáng tác năm 1897 của nhà văn Bram Stoker (1847-1912) người Ái Nhĩ Lan (Irish).
Bram Stoker
Bá tước Dracula trong tiểu thuyết là con ma cà rồng (vampire) chuyên hút máu người. Mốt số khía cạnh của Dracula có thể là mô phỏng theo một nhân vật có thật: Hoàng thân xứ Wallachia sống vào thế kỷ 15 – Vlad III Dracula hay tên gọi khác là Vlad III Tepes. Sau đây là những chi tiết có thực:
1. Ông cai trị vùng đất nay là Romania (Lỗ Mã Ni) từ 1456-1462, và hiện vẫn còn được người dân coi như một anh hùng dân gian từng che chở họ.
Vlad III Dracula
2. Tên Dracula lấy từ tên của cha ông là Vlad II Dracul. Dracul trong tiếng Romania có nghĩa là Con của Rồng.
3. Ông còn ngoại hiệu là “Vlad Xiên người” vì thường đóng cọc xiên qua kẻ thù cho mọi người xem.
4. Vlad đề cao tính lương thiện nên kẻ trộm không dám hành nghề tại Wallachia. Ông còn đặt một chiếc chén vàng ngay giữa công viên thành phố, suốt thời ông cai trị vẫn không suy suyển.
5. Vlad dùng chiến tranh sinh học: ông cho những người mắc bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào quân đội đế quốc Hồi giáo Ottoman để lây lan bệnh cho kẻ thù.
6. Vlad thích máu, tuy không hút máu như trong phim: Là một nhà độc tài tàn bạo, ông đã giết chết khoảng từ 40 ngàn đến 100 ngàn người.
Tại sao đổi giờ?
Chúng ta thường thức dậy lúc 7 giờ sáng và đi ngủ lúc 11 giờ đêm. Đi làm về lúc 6g30, ăn cơm tối xong là đã 8 giờ. Bước ra ngoài nhà để thư giãn thì trời đã tối, chẳng còn giờ để hưởng chút ánh nắng. Giả sử ta vặn đồng hồ cho đi trước 1 giờ. Mọi công việc đều tiến hành như cũ, nhưng khi bước ra bên ngoài trời lúc 8 giờ tối, trời vẫn còn sáng để vui chơi.
Làm như thế, người Mỹ bảo là 1 giờ daylight đã được “saved” (tiết kiệm được 1 giờ có ánh nắng ban ngày) và gọi thời gian này là daylight saving time (DST): giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Người Việt chúng ta gọi là “đổi giờ” cho giản dị.
Đây chỉ là một cách nói, vì thực ra không có một giờ nào được thêm vào, hoặc “để dành được” cho ngày hôm đó. Chỉ là tăng số giờ hữu dụng còn ánh sáng ban ngày vào những tháng mặt trời mọc sớm.
Việc đổi giờ rất thịnh hành nơi các đô thị. Nó cho phép việc đóng cửa văn phòng, nhà máy, cửa hàng vào buổi chiều khi mặt trời còn ở trên cao, để cho công nhân viên có thêm thì giờ dạo chơi thư giãn. Còn đối với nông dân, những người thường làm việc theo giờ giấc mặt trời thì việc đổi giờ không mấy ảnh hưởng. Họ không thể ra đồng làm việc khi sương còn ướt mặt đất buổi sáng, hoặc buổi tối khuya khi sương đã xuống nhiều.
Ai là người đầu tiên nghĩ tới DST?
Một số ý kiến cho rằng Tổng thống Ben Franklin (1706-1790) khi sống ở nước Pháp vào thế kỷ 18 đã đề xuất ý kiến này cho người ở Paris nhưng không được chấp nhận. Một số tài liệu khác cho rằng người khởi xướng ý tưởng này là nhà động vật học George Vernon Hudson (1867-1946) hoặc William Willett (1856-1915).
George Vernon Hudson
Tổng thống Ben Franklin
Luật về DST được thông qua hồi Thế Chiến I (1914-1918). Lúc đó, nhiên liệu chạy nhà máy điện khan hiếm, việc thắp sáng phải dùng dầu. Với luật lệ này, giờ đi ngủ của nhiều người thực hiện ngay sau khi trời vừa tối, nếu không, họ sẽ theo đồng hồ mà đi ngủ muộn hơn, do đó tiêu thụ nhiều dầu hơn để thắp đèn.
Quốc gia đầu tiên theo DST là nước Đức (năm 1916). Kế tiếp là nước Anh (1916) và Hoa Kỳ (1918).
Trong Thế Chiến II (1939-1945), Hoa Kỳ cưỡng bách thi hành DST trong cả nước, chỉ giải tỏa khi cuộc chiến kết thúc.
Không phải tất cả các tiểu bang ở Mỹ đều tuân thủ DST: các lãnh thổ sau đây không áp dụng: Hawaii, American Samoa, Guam, Puerto Rico, the Virgin Islands, the Commonwealth of Northern Mariana Islands, và tiểu bang Arizona.
Tại Hoa Kỳ, DST bắt đầu lúc 2 giờ sáng ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 3 (năm nay là 10 tháng 3) và chấm dứt lúc 2 giờ sáng ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 11 (năm nay là 3 tháng 11). Đây là kết quả của đạo luật có hiệu lực từ năm 2007, kéo dài DST theo quy định của luật trước thêm 4 tuần lễ (sớm hơn trước 3 tuần và trễ hơn 1 tuần sau). Việc này là đã gây cho các công ty của Mỹ hàng tỷ đô la để đặt định lại các dụng cụ, trang thiết bị tự động cho phù hợp với quy định mới.