Mùa cảm lạnh và cúm đã đến rồi, mỗi năm thường kéo dài từ mùa thu cho đến mùa xuân năm sau, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Xin nhắc lại một số dữ kiện sau đây, để dễ phân biệt hai chứng bệnh này

Cảm lạnh
Hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau có thể gây nên cảm lạnh.
– Triệu chứng: Thường bắt đầu bằng sưng cổ họng (có thể dứt sau 2-3 ngày), rồi chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho ở ngày thứ 4-5. Khác với trẻ em thường bị sốt khi cảm lạnh, nơi người lớn ít thấy sốt, nếu có cũng nhẹ. Nước mũi mấy ngày đầu trong, sau đặc và đục hơn, nhưng không có nghĩa là bị nhiễm trùng.
– Kéo dài: Thường hết sau chừng 1 tuần, ba ngày đầu dễ lây bệnh sang cho người khác. Nếu không khá hơn sau 1 tuần là có lẽ bị nhiễm trùng cần điều trị bằng trụ sinh.
Cúm
Virus cúm xâm nhập thân thể qua màng nhày ở mũi, mắt và miệng mỗi khi bàn tay đã dính siêu vi khuẩn tiếp xúc vào những nơi đó.
– Triệu chứng: Cúm nặng hơn và đến mau hơn, triệu chứng gồm: sưng cổ họng, sốt, nhức đầu, bắp thịt đau nhức, nghẹt mũi và ho. Nếu là cúm heo còn có thêm ói mửa và tiêu chảy.
– Kéo dài: Thường từ 2 đến 5 ngày, nhưng có thể cả tuần lễ. Biến chứng thông thường là viêm phổi, đặc biệt nơi trẻ em, người già, người bị bệnh tim hoặc phổi; dấu hiệu viêm phổi là hết sốt 1-2 ngày rồi sốt trở lại.
Khác nhau giữa cảm lạnh và cúm
Hai chứng bệnh này có một số triệu chứng giống nhau nên dễ bị lầm lẫn. Bảng tóm tắt dưới đây so sánh cảm lạnh và cúm để tiện phân biệt:
– Khi nào nên đến bác sĩ?
– Sốt dai dẳng: Có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần chữa trị
– Đau khi nuốt: Cảm cúm thường gây đau nhẹ ở cổ họng. Nhưng nếu đau nặng có thể là bệnh strep throat cần bác sĩ điều trị.
– Ho dai dẳng: Nếu ho không dứt sau 2 hoặc 3 tuần, thì có thể là chứng viêm cuống phổi (bronchitis), viêm xoang (sinusitis) hoặc suyễn (asthma) cần bác sĩ trị liệu.
– Nghẹt mũi dai dẳng và nhức đầu: Cảm lạnh và nghẹt mũi có thể đưa tới bệnh viêm xoang. Nếu chung quanh mắt và mặt thấy đau khi hỉ mũi ra đặc sau một tuần lễ, thì có thể đã bị nhiễm trùng cần thuốc trụ sinh.
Trong một số trường hợp, cần được bác sĩ điều trị ngay nếu thấy có những dấu hiệu sau đây nơi người lớn: Tức ngực nặng, nhức đầu nặng, khó thở, xây xẩm, lẫn lộn, ói mửa dai dẳng không dứt. Và nơi trẻ em: Khó thở hoặc thở gấp, da tái xanh, không uống đủ chất lỏng được, hôn mê và không phản ứng bình thường, cáu kỉnh quá quắt, sốt có phát ban, có những triệu chứng khá hơn rồi bỗng dưng tệ hơn.
Đề phòng cảm và cúm
Biện pháp phòng ngừa cần nhất là năng rửa tay bằng nước ấm và xà bông, chà xát ít nhất 20 giây cho da sạch vi khuẩn. Kế đến là chích ngừa.
Cần chích mỗi năm, vì virus cúm thường xuyên thay đổi; các nhà khoa học đã theo dõi và thay đổi công thức vaccine chủng ngừa kịp thời với sự thay đổi đó.
Vaccine có thể không hiệu quả 100%, nhưng chủng ngừa dù sao cũng bảo vệ rất nhiều cho cơ thể. Hai tuần sau khi chích mới có hiệu quả.
Chi phí chích ngừa: Đa số các chương trình bảo hiểm đều chi trả, cũng như những người được bảo hiểm theo chương trình ObamaCare có thể được chích miễn phí.
Thuốc chủng mới năm nay
– Bảo vệ nhiều hơn: Vaccine được chế gồm có 4 loại virus cúm (A/H3N2, A/H1N1, và 2 loại cúm B) mà các nhà khoa học nhận thấy đang hoành hành trong mùa cúm năm nay.
– Ít đau hơn: Loại thường chích ngày trước là chích vào bắp thịt. Hiện nay có loại chích dưới da (intradermal), dùng một thứ kim chích rất nhỏ, do đó ít đau khi chích và cánh tay hết sưng ngay hôm sau.
– Có loại không cần chích: Flumist được xịt vào mũi, cũng có thứ chứa 4 loại virus cúm.
