Đọc tin tức về những vụ hỏa hoạn, ta thường thấy phóng viên đưa tin nạn nhân bị phỏng cấp hai hoặc cấp ba… chẳng hạn, ta tự hỏi không biết họ dựa vào tiêu chuẩn nào để xếp loại như thế. Người Mỹ thường phân chia phỏng làm ba cấp độ, căn cứ theo độ sâu của lớp da bị thương tổn. Đôi khi người ta còn đề cập đến phỏng cấp 4, nhưng cấp độ này ít được công nhận. Dưới đây là một số dữ kiện theo từng cấp:

Cấp 1
– Chỉ ảnh hưởng đến biểu bì (epidermis) tức là phần da ngoài cùng
– Da thường đỏ và rất đau rát
– Tương đương như cháy nắng, mặt ngoài da không có vết giộp
– Bề mặt bên ngoài khô
– Lành sau 3-5 ngày, lớp da bị thương tổn sẽ lột đi khỏi lớp lành mạnh
– Nhập viện chỉ cần thiết để trị đau hoặc thiếu nước trong cơ thể.

Phỏng cấp 1
Cấp 2 Chia thành độ dày cục bộ (từng vùng) hoặc toàn phần.
Độ dày cục bộ
– Có thể xuất hiện những vết giộp
– Liên hệ đến toàn bộ biểu bì và các lớp trên của hạ bì (dermis – nằm dưới biểu bì)
– Vết thương có thể màu hồng hoặc đỏ, đau nhức và ướt
– Lành sau nhiều tuần lễ (10-21 ngày), không cần cấy ghép da, thẹo để lại thường nhỏ.

Da bình thường
Độ dày toàn phần
– Bề ngoài có thể đỏ hoặc trắng nhưng khô
– Phá hủy toàn bộ biểu bì và gần hết hạ bì
– Cảm giác đau nhưng giảm dần
– Có thể cần cắt bỏ da và cấy ghép

Phỏng cấp 2
Cấp 3
– Tất cả các lớp da đều bị hủy hoại
– Có thể xuống tới các mô dưới da
– Vùng bị phỏng có thể đen hoặc trắng và khô
– Kết cấu trông giống như da thuộc
– Mất cảm giác đau nhức.

Phỏng cấp 3
Cấp 4
Giống như cấp 3 nhưng sâu xuống tận bắp thịt và xương
