Menu Close

Stress có thể nào là đồng minh

Nằm nhà thương về. Chợt  Ngộ – Đời. Trực nghiệm với nội tâm, tôi cảm giác cái chân lý của nhân sinh – cũng chỉ ‘giấu’ trong cái bình thường, đơn điệu. Niềm vui cũng chẳng vĩnh hằng, và đau khổ cũng không trường tồn.

Và mỗi sớm, tôi luôn gắng đánh thức mình bằng một cái nhìn tích cực hơn. Dẫu có đôi khi, cuộc đời đã ném cục gạch tổ chảng vô đầu! Đơn giản hơn, thì dù cuộc đời dẫu có ‘tơi bời’ hơn cuộc sống, thì vẫn diễm phúc để tồn tại. Martin Luther thì cho rằng, “Ai cũng phải tự mình làm lấy hai điều; niềm tin và cái chết của chính mình.”

alt

Nhà tâm lý học Kelly McGonigal chia sẻ nghiên cứu – nguồn blog-ted.com

Tôi muốn nhìn cuộc đời, bằng con mắt mở nhìn sâu-sáng; và đánh thức cái niềm tin đang gật gờ, để những cảm xúc tiêu cực thoát ly. Tôi gọi nó, là một cuộc “cách mạng bản thân”. Từ tôi, đã muốn trút bỏ những Điên rồ. Lạc lõng. Phản kháng. Đầy rắc rối. Và cả những cái nhìn khác biệt; những bất quy giản của luật lệ, như  những cái chốt vuông với những cái lỗ tròn.

 Áp lực của cuộc sống – sự kiệt quệ niềm tin cũng là nguyên nhân của sự “khủng bố tinh thần” đầy hiệu quả.  

Kelly McGonigal, nhà tâm lý học, đã thực nghiệm tác động của ‘những cơn khủng hoảng đời sống’ với đề tài, ‘làm thế nào để biến stress thành một đồng minh?’

Cái tựa đề này làm tôi tò mò hơn. Vấn đề là, tôi cũng đang tìm kiếm một “đồng minh” để sống còn! Và bởi những nghiên cứu về stress, thường hiếm khi xem sự căng thẳng là điều tích cực. Với Kelly McGonigal, thì lại khác.

Nhà tâm lý học Kelly McGonigal cho rằng, 10 năm qua, khi giảng dạy về stress, bà luôn cho rằng đó là những tác động có hại, “là nguy cơ của tất cả mọi thứ, từ cảm lạnh thông thường, đến nguy cơ về tim mạch”. Về căn bản, thì bà đã biến stress thành ‘kẻ thù không đội trời chung’.

Và nếu ước tính chính xác, thì niềm tin là stress CÓ HẠI, sẽ đứng thứ 15 trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất. Stress Beliefs (20, 231) khiến nhiều người chết hơn cả ung thư, HIV/AIDS và các vụ giết người. Những nghiên cứu này, đã làm bà “phát hoảng”, vì bà đã dùng rất nhiều năng lượng để nói với một bệnh nhân rằng, ‘stress có hại cho sức khoẻ của bạn’.

Cảm giác “đồng cảm” với “căn bệnh thế kỷ” này, tôi thừa kinh nghiệm. Và cũng chẳng lạ lẫm về cái Hormon Oxytocine (kẻ đóng vai trò quan trọng trong phản ứng stress) được quảng cáo, phóng đại hết cỡ. Chưa kể, nó còn có cả cái nickname ngồ ngộ là “hóc môn ôm ấp”, vì chỉ tiết ra khi bạn ‘ôm ấp’ ai đó!

Tiếp đến, nhà tâm lý học này cũng đã thay đổi những quan điểm của mình về stress, như muốn thay đổi quan điểm của mọi người về nó. Những nghiên cứu, tiếp cận của bà với stress khi nghiên cứu 30,000 người trưởng thành ở Mỹ- trong 8 năm. Và họ luôn bắt đầu bằng  một câu hỏi, “Bạn có tin rằng, stress có hại cho sức khoẻ của bạn không?”

Và họ dùng hồ sơ tử vong chung, để xem lại những ai đã sớm theo thần chết.

Bad news? Những người đã trải qua những căng thẳng trong năm vừa qua. Có nguy cơ tử vong tăng 43%. Nhưng, điều này chỉ đúng với những ai – đã tin rằng – stress có hại cho sức khoẻ của họ. Những người gặp nhiều căng thẳng, nhưng không nghĩ là stress có hại, không có vẻ gì là sẽ ‘chết cả’. Trên thực tế, họ lại là những người có nguy cơ tử vong thấp nhất. Trong tất cả các đối tượng nghiên cứu, kể cả những người tương đối gặp ít stress.

Các nhà nghiên cứu ước tính trong 8 năm; và theo dõi các trường hợp tử vong. 182,000 người Mỹ chết trẻ. 43% không phải vì stress, mà vì tin rằng stress có hại. (Hahaha, tôi chỉ cảm giác, với tôi thì tác động của Oxytocine vẫn chưa đủ để dẫn đến cái nguy cơ tiêu cực này.)

Vậy có nghĩa là 20,000 cái chết một năm.

Đọc tới đây, tôi cũng chẳng ‘khám phá’ thêm điều lạ lẫm gì về cái Hormon Oxytocine chết tiệt đó. Nhưng có thể, sự thay đổi quan điểm của nhà  tâm lý học, đã làm tôi hứng thú hơn.

Bà cho biết, sau những nghiên cứu này, và tự hỏi. “Nếu thay đổi cách nhìn của bạn về stress, thì bạn có khoẻ mạnh hơn không?” Và khoa học trả lời là CÓ.

Để giải thích hiện tượng này, thử nghiệm của bà về ‘thử nghiệm stress xã hội’ được thực hiện. Các “thử nghiệm viên” bước vô phòng. Trước mặt họ là một “hội đồng chuyên gia đánh giá”. Và họ được cho biết, phải ứng khẩu chỉ trong vòng 5 phút về những nhược điểm cá nhân. Những cái đèn pha chiếu hết mức, rồi camera săm soi, để ‘bảo đảm’ sự áp lực thực sự ảnh hưởng lên bạn. Và các chuyên gia được huấn luyện để đưa ra thái độ làm bạn mất hết can đảm.

Tiếp, là phần test toán. Các thử nghiệm viên, cũng không hề biết các chuyên viên cũng đã được huấn luyện để  “quấy nhiễu’ họ tối đa.

Khi hồi hộp, tim đập mạnh, nhịp thở tăng và có thể toát mồ hôi nữa. Thường, chúng ta diễn giải sự thay đổi thể chất này, là sự lo lắng. Hoặc các dấu hiệu rằng chúng ta không “giỏi” để đối diện với áp lực.

Nhưng, nếu thay vào đó, bạn nhìn nhận chúng, như những dấu hiệu rằng cơ thể đang được tiếp thêm năng lượng để chuẩn bị đối mặt với những thử thách này thì sao?  

alt

Kelly McGonigal- nguồn you tube.com

Những người tham gia cuộc nghiên cứu được tiến hành ở đại học Harvard, trước khi họ trải qua bài “stress xã hội’, họ được dạy để nghĩ rằng phản ứng stress là CÓ ÍCH. Rằng, tim đập mạnh là chuẩn bị cho bạn “hành động”. Và nếu, bạn có thở gấp hơn cũng ‘no problem’. Nó càng làm tăng oxy cho não. Và những người học cách coi phản ứng với stress là có ích cho sự thể hiện của họ. Yes, họ ít căng thẳng hơn, ít lo lắng hơn và tự tin hơn. Nhưng, khám phá thú vị nhất đối với nhà tâm lý này, là phản ứng thể chất với stress của họ đã thay đổi. Như bình thường, để phản ứng với căng thẳng, nhịp tim của bạn tăng, và các mạch máu co hẹp lại. Và đây là một lý do căng thẳng thường xuyên, được cho là có liên quan đến các bệnh tim mạch.

Nếu phải ở trong trạng thái triền miên này thì thực cũng chẳng khoẻ mạnh chút nào. Nhưng trong nghiên cứu, những người tham gia, coi phản ứng với stress của họ có lợi, thì mạch máu của họ vẫn dãn nở ‘thoải mái’. Tim thì vẫn cứ đập nhanh, nhưng đây là dấu hiệu của nhịp mạch tốt hơn nhiều; còn được ví như phản ứng khi bạn ‘vui sướng hay có được can đảm’.  

Và đây thực sự là điều mà nghiên cứu khoa học về stress đã tiết lộ, rằng cách bạn nghĩ về stress rất quan trọng. Vì thế, mục tiêu của bà với tư cách một nhà tâm lý học, đã thay đổi. “Tôi không còn muốn loại bỏ những căng thẳng của bạn nữa”, nhà tâm lý học khẳng định.

Và, nếu như với lời khuyên của nhà tâm lý Kelly McGonigal, “hãy tự nhủ là: Đây  là cơ thể đang giúp ta chiến thắng thử thách.Và khi bạn nhìn áp lực theo cách đó. Cơ thể bạn sẽ tin bạn. Và phản ứng với áp lực của bạn sẽ trở nên khoẻ mạnh hơn. Giờ đây, tôi có thể nói rằng mình đã có hơn thập kỷ coi stress là điều xấu. ..”

Khô khốc nhưng hữu ích. Dù chẳng ‘ngộ’ ra chân lý gì với những quan điểm ‘đổi mới’ về một vấn đề đã cũ. Đón nhận những suy tưởng tích cực, vẫn hơn là sự ruồng bỏ. Bế tắc.

Buông bỏ, là hết phiền não. Phải vậy.

Mường tượng đến chuyện phải ‘cặp kè’ với ‘đồng minh’ vô lại bệnh viện. Tôi nghe oải.