Hoàng Điệp
Bạn viết tiếng Việt như vậy là khá chuẩn rồi đó Chinh Nguyen (mặc dù kết cấu câu văn chưa trong sáng lắm nhưng cũng dễ hiểu cho người đọc. Ví dụ: ”Như vậy, nếu trẻ em sống ở nước Mỹ và chỉ dùng tiếng Anh từ bé sẽ gặp khó khăn khi dùng tiếng Việt khi lớn lên”. Câu này theo tôi thì nên viết: ”Như vậy, nếu trẻ em sống ở nước Mỹ và chỉ dùng tiếng Anh từ bé, lớn lên sẽ gặp khó khăn khi dùng tiếng Việt”. Lược giản như thế, chúng ta không phải dùng điệp ngữ ”khi”.Trong văn nói hay văn viết, nếu chúng ta dùng điệp ngữ sẽ sinh nhàm chán và câu sẽ trở nên nặng nề (trừ trường hợp phải nhấn mạnh 1 vấn đề). Cũng cần lưu ý về dấu chấm câu, dấu phẩy hay dấu: cũng có thể thay cho 1 hoặc nhóm từ, để khỏi phải nhắc lại những từ đã viết. Thông điệp quan trọng nhất mà tôi muốn gởi đến bạn là: ”Đừng bao giờ viết tiếng VIỆT mà không bỏ dấu”. Tiếng VIỆT nằm trong nhóm tiếng tượng thanh, nên khi thiếu dấu thì ý nghĩa của từ sẽ khác đi. Ví dụ:”Bo may nha nuoc”;viết như thế người đọc có thể hiểu “Bố mầy nhà nước” chứ không phải “Bộ máy nhà nước”; ”Cac vi quan lon” sẽ bị hiểu là “Các vị quan l…n”. Và còn nhiều câu khác mà trong khuôn khổ của 1 bài hồi đáp, góp ý…tôi không thể viện dẫn hết!…Điều đáng buồn là những người VN ngày nay, đa số đã không biết hay quên điều này .!!!.Trong số đó, không ít người là Giáo viên, Bác sĩ, Kỹ sư, Sinh viên, Học sinh.. và những người có học vị cao hơn vẫn thường viết tiếng VIỆT không có dấu. Nếu không tin tôi, bạn hãy thử vào Facebook mà xem người VIỆT viết tiếng VIỆT; bạn sẽ tức cười đến vỡ bụng. Mong rằng với sự góp ý này, không làm phiền bạn và giúp bạn phần nào trong việc nói và viết tiếng VIỆT (bài “Dạy tiếng Việt cho con ngay khi còn nhỏ” của Chinh Nguyên, đã đăng tại http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Toi-viet-Tieng-Viet/day tieng viet cho con ngay khi con nho)
Cảm ơn góp ý của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi mong là bạn sẽ thông cảm cho Chinh Nguyen và một số bạn trẻ gởi bài viết tiếng Việt. Vì đây có thể xem là ngôn ngữ thứ hai của các em, khác với những Kỹ Sư, Bác Sĩ thuần Việt được dạy và học tiếng Việt.
Huỳnh Thị Thái Hà (Virginia)
Những mục “Bạn có biết”, “Mẹo vặt” rất hữu ích. Có lẽ Trẻ là tờ báo duy nhất đã chọn lọc rất tốt kiến thức hữu dụng này. Xin tiếp tục phát triển 🙂
Amanda (Florida)
Tôi giật mình khi đọc bài “Gần mà xa?” của Trần Lý Lê, chính tôi cũng đam mê “vọc” iPhone. Ngẫm lại thấy buồn cười, tôi sa đà vào thế giới ảo lúc nào không biết. Thế mới hay con người thường bị lôi cuốn vào những điều huyễn hoặc mà quên phứt hiện tại. Có lẽ vì vậy mà nảy ra nhiều bậc chân tu “ngộ” ra lẽ thường như Chúa Jesus hay Phật Thích Ca chăng?
Ngô Hải Đăng (Houston, TX)
Vô cùng thương tiếc Việt Dũng, dầu tôi không phải là “fan” của Asia. Người Việt hải ngoại cũng như trong nước đã mất đi một ngọn lửa nhiệt huyết, một ngọn đuốc đấu tranh cho tự do đã luôn cháy mãnh liệt cho đến phút cuối….
