Menu Close

Ngôn ngữ loài voi – Kỳ 3


Những gì sẽ mất đi

Một trăm dặm về phía Tây của vùng rừng Etosha ở phía Nam Đại Tây Dương là một vùng đất sỏi gọi là Skeleton Coast Park.  Des và Jen Bartlett là những nhà nghiên cứu đã từng sống, quay phim, và nghiên cứu về động vật hoang dã trong 5 năm qua. Và họ cho biết rằng, điều lạ lùng là dù mưa gần như hiếm khi có ở vùng này nhưng những bụi cây mọng nước đã tiết lộ rằng nước cũng không mấy xa dưới mặt đất.

alt

Đàn voi vùng này, để tìm kiếm thức ăn và nguồn nước uống thì chúng phải “lội bộ” một mạch xa tới 30 dặm đường. Và đôi khi những lữ hành bốn chân này phải trải qua bốn ngày liền không nước uống.

Garth Owen-Smith, nhà nghiên cứu về voi tìm thấy vài địa điểm có nguồn nước uống của chúng. Đó là một vùng đất cằn cỗi, hoang dã với những đợt nóng gay gắt mà cơn khát luôn phừng phực. Mong mỏi tìm những dấu hiệu của sự sống thì gần như vô vọng. Câu hỏi của các nhà nghiên cứu là vì sao những con vật to lớn này đã tìm được nguồn nước rồi, màlại có thể bỏ đi? Đơn giản, là ở vùng đất hoang cằn này không có đủ thực vật để làm thức ăn cho cả đàn voi tạp ăn, dù chỉ vài giờ.

Các nhà nghiên cứu cũng đã gắn “mi-crô” lên vòng đeo cổ của những con voi ở vùng Zimbabwe để tiếp tục theo dõi, không chỉ sự di chuyển của chúng mà cả những âm thanh của loài voi. Và họ khám phá được rằng những âm thanh ở tần số thấp- ‘hạ âm’ là một trong những cách mà đàn voi thường phối hợp như một “hệ thống viễn liên” để xác định vị trí của nhau, và để ‘báo’ cho nhau biết những nơi có nguồn nước và thức ăn. 

alt

Garth Owen-Smith (trái) tại trường Eraambura – nguồn tracksofgiants.org

Đây là điều mà dường như loài người đã khá ‘thua sút’ về khả năng chia sẻ như loài động vật.

Rồi thì những nhà nghiên cứu đã tìm thấy khoảng chục cái giếng được đào bởi bầy voi, xung quanh đầy những dấu chân voi. Và mỗi “cái giếng” chiều ngang chỉ rộng hơn cái vòi voi và sâu khoảng một foot.  Nhiều năm trước, họ được biết là đàn voi lớn nhất ở sa mạc đã sống gần trong thung lũng Hoarusib Valley. Và những giếng nước này, cung cấp nước không chỉ cho loài voi mà cho những động vật hoang dã khác. Và khi mực nước trong giếng còn quá thấp để những con voi con có thể ‘vói’ uống, thì những con voi lớn phải ‘chứa’ nước trong vòi của nó rồi ‘đổ’ vào miệng của voi con.

Nhưng đến năm 1982, đàn voi gần như đã mất dấu. Chúng bỏ đi sau cơn hạn hán. Những đống xương chồng chất để lại dấu tích của những nạn săn bắn tai hại. Đàn voi biến mất, và tất cả những vết tích của các giếng nước, cũng mất theo.
Điều đáng chú ý – gần như không thể ngờ – về loài voi sa mạc là sức chịu đựng của chúng qua những tháng hạn hán. Loài voi tồn tại được, không chỉ lệ thuộc ở tiếng gọi đàn; mà còn ở kinh nghiệm của sự dẫn dắt của những thế hệ trước để tìm đến nguồn nước trong vùng sa mạc rộng lớn và hiểm trở.

alt

Mỗi “cái giếng” chiều ngang chỉ rộng hơn cái vòi voi và sâu khoảng một foot – nguồn stories.namibiatourism.com.na

Càng phát triển, và những thí nghiệm đã chứng minh về âm thanh hạ-âm đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của loài voi. Chuyện gì xảy ra khi dân số loài voi trong một môi trường trải rộng và thưa thớt để chúng có thể tận dụng khả năng thông tin “viễn liên” này?  Nếu những đàn voi này ở sa mạc Skeleton Coast mất đi thì dường như sẽ không còn cơ hội rằng những thế hệ loài voi khác có thể sinh sống nổi. Những giếng nước của chúng sẽ bị lấp bởi cát sa mạc, và hết chuyện. Và điều tệ hại hơn là trong hai thập niên qua, nhóm voi sa mạc đã giảm số từ vài trăm xuống còn một vài chục, chúng bị giết hại bởi những tay săn ngà voi. Những cái ngà của voi bị bán cho kẻ trung gian, và chở lậu qua Nhật, Trung Quốc, Âu Châu, và Mỹ.

Và cũng đến lúc, tất cả kinh nghiệm sống của voi cũng đã mất đi- những mùa động dục, những “bản tình ca” của nàng voi đang dậy thì, những “cuộc chiến” giữa các chàng voi đực…

Cũng mất đi những cuộc hành trình di cư dài qua những vùng khô cằn. Mất luôn sự tìm kiếm, đào bới những nguồn nước từ các “giếng” sâu; những hồi ức về sức nóng và vùng đất khô cằn mênh mông. Và cả tính kiên nhẫn âm thầm của những con vật hiền lành.  
Tất  cả đều tiêu tan theo hàng trăm con voi vùng sa mạc…

alt

Và những giếng nước này, cung cấp nước không chỉ cho loài voi mà cho những động vật hoang dã khác – nguồn  journeysbydesign.com

HD