Năm nào cũng vậy, trái cầu tại Times Square, thành phố New York, được thả từ nóc của One Times Square ở độ cao 141 ft (43 m) xuống dọc theo một cột cờ kiến tạo đặc biệt, từ lúc 11:59 đêm, giờ miền Đông Hoa Kỳ, để rơi trong vòng 60 giây và ngừng lại đúng lúc giao thừa để báo hiệu một năm mới bắt đầu.
Cảnh tượng mỗi ngày cuối năm này thu hút đông đảo người tham dự, chỉ trừ những năm 1942 và 1943 trong Thế chiến II.
Lễ đón giao thừa đầu tiên tại Times Square được tổ chức ngày 31 tháng 12 năm 1903. Chủ nhân báo The New York Times là Adolph Ochs quyết định khai trương hành dinh mới của báo bằng cuộc bắn pháo bông trên nóc tòa nhà One Times Square để đón mừng năm mới 1904. Có gần 200 ngàn người tham dự sự kiện này. Những năm sau đó, Ochs muốn tạo ra cảnh tượng huy hoàng hơn để lôi cuốn sự chú ý đến khu vực này, nên thuê người làm một trái cầu thắp sáng bằng điện. Trái cầu làm bằng gỗ và sắt, cân nặng 700 pound (320 kg) thắp sáng bằng 100 bóng đèn điện, đường kính 5 feet (1.5m), được sáu người kéo lên dọc theo cột cờ. Khi tới nóc nhà, trái cầu thắp sáng tạo thành bảng mừng năm mới cao 5 feet. Trái cầu thực sự được để cho hạ xuống từ từ như cảnh tượng hiện nay chỉ bắt đầu từ ngày 31 tháng 12 năm 1907.
Từ năm đó, trái cầu được cải tiến nhiều lần. Trái hiện đang dùng là trái thứ sáu, sử dụng từ năm 2009, thiết kế theo kiểu đa diện (icosahedral geodesic) với 20 mặt tam giác, 30 cạnh, 12 chóp, và chịu đựng thời tiết vì sau buổi lễ thả cầu, sẽ được trưng bày trên nóc One Times Square quanh năm
. Khi quả bóng khổng lồ báo hiệu năm mới tại thành phố New York rơi từ trên cao xuống, có:
– 1 triệu người tụ tập tại Times Square để coi.
– Gần 1 tỷ người trên khắp thế giới theo dõi cảnh tượng này trên TV
– 2 ngàn pound bông giấy confetti thả xuống trên đám đông khán giả
. Trái bóng khổng lồ có:
– 2,688 mảnh pha lê bao quanh
– 32,256 đèn LED thắp sáng
– 11,875 là sức nặng
– 12 feet đường kính
. Khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm giao thừa
– 44% người Mỹ trước đó đã dự tính hôn nhau lúc nửa đêm
– 61% đọc một kinh cầu nguyện cho năm mới
– 22% đi ngủ trước giờ đó, không đón giao thừa
. Cam kết đầu năm:
– 45% người Mỹ đặt ra lời cam kết cho năm mới.
– Thường là: giảm cân, sống thứ tự, tiết kiệm, tập luyện thể lực, bỏ hút thuốc lá.
. Quyết tâm đó giữ được bao lâu?
– Trong tuần lễ đầu: 75%
– Tuần 2: 71%
– Tuần 4: 64%
– Tuần 26: 46%
. Món ăn đầu năm và ý nghĩa nơi một số quốc gia:
– Rau xanh: Tiền bạc và tài chánh dồi dào (Ý, Đức, Ireland, miền Nam Hoa Kỳ)
– Thịt heo: Tiến bộ và thịnh đạt (Cuba, Austria, Hungary, Portugal)
– Mì sợi dài: trường thọ (Nhật bản)
– Nhiều người mừng năm mới bằng một chai rượu nổ “bốp” khi khui, có nhiều bọt sủi tăm: Người Mỹ tiêu thụ gần 350 triệu ly rượu loại này trong mùa lễ.
– Truyền thống mừng năm mới đã có cả 4 ngàn năm trước nơi những người Babylon. Họ mừng vào ngày trăng tròn đầu tiên sau xuân phân (spring equinox).
– Với người Ai Cập thời cổ đại, năm mới bắt đầu khi nước sông Nile tràn bờ.
– Năm 46 trước Công nguyên, Julius Caesar, Hoàng đế La mã, đặt 1 tháng giêng làm ngày đầu năm.
– Cuộc diễn hành xe hoa hồng (Rose parade) tại Pasedena (California) đã có từ năm 1890. Ngày nay, cả 18 triệu bông hồng được dùng trang trí trên các xe hoa.
– Cuộc diễn hành Mummers parade tại Philadelphia có khoảng 10 ngàn người tham gia, diễn hành qua thành phố ngày đầu năm với trang phục đủ kiểu dáng và màu sắc.
– Luân Đôn (Anh) mừng năm mới với pháo bông bắn trên dòng sông Thames. Năm ngoái, để mừng Kim khánh của nữ hoàng và Thế vận hội, họ đã bắn thêm 12 ngàn pháo bông.
– Tại Úc, trên 1 triệu người đứng dọc theo Hải cảng Sydney để ngắm pháo bông mừng năm mới.