Ở một điểm nào đó, mọi “tay chơi hình” đều muốn “nâng cấp” (upgrade). Đó chỉ là một mong muốn tự nhiên; càng nhiều và càng mới thì… càng tốt! Vì money không nhất thiết tương quan với tài năng. Với tôi, thì nếu bạn đam mê và cống hiến hết cho sở thích của bạn, thì bạn sẽ tìm cách xoay xở mà không dựa hẳn vào kỹ thuật máy móc.
Muốn săn ảnh cú tuyết phải chịu lội tuyết trong nhiệt độ -20o và đứng ngoài trời cả ngày dài. “Serious” thứ thiệt!
Điều kiện Số 1: đừng lẫn lộn giữa cần và muốn.
“Muốn” chẳng là một điều sai, nhưng cần lại làm vấn đề khác hơn. Có một máy D800 chưa hẳn sẽ làm bạn chụp ảnh giỏi hơn máy D700. Nhưng nếu bạn muốn có, thì cứ đi mua. Nếu kinh nghiệm sở hữu có thể đem đến cho bạn niềm vui, và bạn không ngại vác nặng thêm…
Bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu chụp trong studio mà không có dàn đèn. Đó là điều cần. Rồi dẫn đến…
Điều kiện số 2: chỉ mua nếu bạn đã tận dụng hết những giới hạn của đồ nghề bạn có.
Có rất nhiều lợi điểm ở đây: bạn sẽ mua chính xác những gì bạn cần. Bạn sẽ không phí tiền để thử những món bạn nghĩ là sẽ dùng được. Và bạn sẽ chủ động theo đuổi để có đủ trình độ để tận dụng những “bửu bối” mới.
Điều kiện số 3: học cách xài những gì bạn có.
Dựa vào những gì tôi thấy mỗi ngày. Số người cứ tiếp tục mua ống kính lớn hơn và nhanh hơn và máy ảnh hiện đại nhất – nghĩ rằng những điều này sẽ giải đáp trở ngại của họ về bố cục cơ bản. Tốc độ “bắn ria” và độ mỏng “phá phông” là những dụng cụ, không phải là cái “nạng” để chống cho ảnh được cân đối theo bố cục!
Ví dụ, bạn có một máy ảnh DSLR bạn đã mua $1000, nếu bạn giữ được khoảng bốn năm, tính ra mỗi năm bạn chỉ đầu tư $250 vào máy ảnh đó, và chỉ có khoảng hai mươi đô mỗi tháng – ít hơn tiền bao một chầu cà-phê. Trong thời gian đó bạn học hỏi cách dùng tất cả những kỹ xảo của cái máy. Có phải chiêu này “có lý” hơn cuộc “chạy đua vũ trang” máy ảnh không?
Tác phẩm của Andy Nguyễn được in trong ấn bản của tạp chí National Geographic. Một tạp chí về địa dư nổi tiếng.
Hơn nữa, việc ghi tên vào một khóa nhiếp ảnh (hoặc học workshop thực hành với Andy Nguyễn ) sẽ ít tốn kém hơn chi phí mua máy ảnh mới, nhưng bạn sẽ học được nhiều, rất nhiều hơn. Mua một máy ảnh professional mà không hiểu biết về nhiếp ảnh thì cũng giống như lái một chiếc xe thể thao Ferrari trong tuyết: bạn có thể lái nhanh, kiểu như mò mẫm, có thể tạm thời giữ khá vững, nhưng trước sau cũng sẽ đâm vô lề!
Đúng hơn, sự “nghiêm túc” (serious) là mức độ bạn sẵn sàng hy sinh. Phí tổn. Trọng lượng (vác) dụng cụ. Thời gian bỏ ra. Sự hy sinh thiếu ngủ để “canh” mặt trời mọc hoặc lặn. An toàn cá nhân.
Tôi thiết nghĩ, rất quan trọng để biết rõ ranh giới phân biệt giữa muốn và cần. Vì điều này sẽ giúp bạn giải toả ‘áp lực’ cho chính mình. Cũng như những Nhiếp ảnh gia từng vác ống kính khổng lồ chụp thú hoang dã, tôi đã từng có nguyện vọng để trở thành một “nhiếp ảnh gia cho National Geographic”. Thực tế là sau khi đã đạt được ước nguyện đó, bước kế tiếp là để duy trì chỗ đứng, thì phải hy sinh gần như tất cả. Nhưng với lý lẽ đó, đâu phải tất cả những người muốn đều có thể sẵn sàng, có thiện chí, hoặc có khả năng đi đến tận cùng. Và người “serious” sẽ luôn luôn nỗ lực để đi đến cùng cho một thành quả lớn lao hơn trong nghệ thuật, chứ không thỏa mãn với những gì quá dễ dãi.
Và, rất đơn giản, điều làm cho bạn có thể dễ dàng thích thú những gì bạn muốn,thì cứ hãy hưởng thụ!
Đoàn thám hiểm săn ảnh trong rừng nhiệt đới
AN