Menu Close

Nhà vườn chuẩn bị cho Tết

Với những người làm vườn, mùa Tết được họ chuẩn bị rất kỹ, vì đó là vụ mùa quan trọng nhất trong năm. Nó đánh giá sự thành bại mà trong cả một năm họ phải bỏ biết bao công sức chăm bón. Vào dịp Tết, sức mua của người dân rất cao nên những sản phẩm chăm sóc của họ được chào mua rất nhiều mà không phải lo lắng cây trái sẽ bị tồn đọng.

Không giống như dưa hấu, thời gian chăm sóc chỉ tốn khoảng hai tháng trời kể từ ngày thả những hạt giống xuống đất. Người trồng nhãn mất khoảng năm tháng rưỡi để chuẩn bị cho vụ Tết của mình. Tất cả những công đoạn từ khâu làm cỏ, xới gốc, bón phân cho đến cả việc giăng lưới cho chim chóc khỏi phá đều phải chuẩn bị trước cả vài tháng trời.

Nhãn không phải là loại trái cây được ưa chuộng nhất trong ngày Tết. Hơn nữa, nó cũng không phải là loại được đăng trên bàn thờ hoặc trên mâm ngũ quả, nhưng nhãn vẫn được đông đảo người dân mua về để đãi khách đến chơi trong những ngày Xuân khi mùi vị bánh chưng, thịt heo làm cho người ta phát ngán. Đặc tính của nhãn là nhanh khô, thành ra trên bàn thờ không có loại quả này.

Anh Trung, một nông dân có vườn ở huyện Cam Lâm cho chúng tôi biết: “Vườn của tôi có diện tích gần 4 mẫu. Nhưng tôi dành khoảng 7 sào( 7000m²) để chuyên trồng nhãn cho dịp Tết. Còn lại là trồng xoài, mít, thanh long. Tất cả đều đang trong giai đoạn cho ra trái để bán Tết”. Vườn nhãn của anh Trung có đến 400 gốc nhãn. Đây đã là mùa thứ 3 mà cây nhãn của anh cho ra trái, trước đó chỉ phải lo chăm sóc, vun xới cho cây trưởng thành. Anh Trung và gia đình có nhiều năm kinh nghiệm về trồng nhãn. Theo anh Trung, nhãn có tuổi thọ khoảng 15 năm, nhưng trong 10 năm đầu cây dễ cho ra trái, nhưng những năm sau đó thường rất khó khăn. Với kinh nghiệm đã có từ bấy lâu nay, cũng như chịu khó học hỏi từ sách vở, vườn nhãn của anh đã có thể cho ra trái theo ý muốn. Nghĩa là trong một năm, ngoài vụ Tết Nguyên Đán, anh còn cho nhãn ra trái vào dịp Tết Đoan Ngọ.

Trước đây, vườn của anh Trung là duy nhất của xã Cam Sơn, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa trồng các loại cây ăn trái. Đất đai ở khu vực này chỉ để người dân dùng trồng mía bán cho Nhà máy đường Cam Ranh. Mỗi năm như vậy thu về vài chục triệu đồng. Nông dân hài lòng với thành quả đó, vì cây mía không phải tốn nhiều công chăm sóc, tiền bạc đầu tư. Kể từ khi anh Trung thấy đất đai ở đây thích hợp với trồng cây ăn trái, gia đình đã bỏ tiền để đầu tư làm vườn. Từ những thành công ban đầu, anh bắt đầu mở rộng khu vườn của mình ra bằng cách mua những rẫy mía của người dân bên cạnh. Thấy được sự thành công trong cách làm của gia đình anh Trung, những hộ nông dân khác bắt đầu thay đổi phương thức canh tác. Hiện nay, đã có vài hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vào trồng cây ăn trái, thay vì chỉ trồng mía như ban đầu.

alt

Vườn hoa của người dân Cam Hải Tây

Anh Trung nói: “Với từng ấy gốc nhãn, mỗi mùa tôi thu hoạch về được 8 tấn. Với giá khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn/kg, tôi thu về trên dưới 200 triệu đồng. Đó chỉ là trong một vụ mà thôi. Năng suất tính ra cả năm thu về khoảng trên dưới 400 triệu đồng cao hơn nhiều so với thu nhập từ cây mía”. Để có được thành quả như ngày hôm nay, anh Trung đã phải bỏ ra rất nhiều công sức. Có ngày anh phải làm cả 12 tiếng đồng hồ. Trở ngại lớn nhất mà nông dân vùng này mắc phải chính là làm sao để chủ động được nguồn nước tưới tiêu cho cây trái. Anh đã bỏ tiền thuê xe xúc đào khoét cho vườn một cái hồ đủ sâu, rộng để đảm bảo được lượng nước tưới ngay cả trong mùa khô hạn.

Từng là chủ của cả hai chục hecta cao su ở Bình Phước, ông Quảng đã mạnh dạn bán đi để về đầu tư trồng cây như nhà anh Trung. Bước đầu đã có những thành công nhỏ. Vườn của ông không chuyên canh trồng một loại cây mà trồng nhiều loại. Xen lẫn những cây lâu ngày như xoài, mít, thanh long ông còn cho trồng thêm một số loại ngắn ngày như đậu phụng, khoai lang để kiếm thêm thu nhập.

“Trong Bình Phước tuy là thu nhập rất cao nhưng lại chẳng gần gia đình. Tôi bán nó để về đây cho gần gũi gia đình. Thứ nữa nhìn thấy mô hình làm vườn đang kiếm được nhiều tiền nên tôi cũng muốn thay đổi. Bước đầu vườn của tôi đang dần dần định hình.
Trước mắt mùa Tết này tôi tập trung vào vườn chuối. Nhưng qua năm thì khu trồng thanh long sẽ cho ra trái”, anh Quảng hồ hởi kể về kế hoạch của mình. Thu nhập từ vườn chuối không cao lắm nhưng nó cũng đủ cho anh chi trả cho những sinh hoạt hằng ngày trong gia đình

Cái lo ngại của những hộ trồng cây chính là nguồn hàng được nhập về từ Trung Quốc. Có dạo, trước khi anh chuyển sang trồng vườn ở Cam Lâm, anh đã thử lập vườn ở vùng núi Cam Ranh. Thế nhưng lúc đó, hàng trái cây từ Trung Quốc nhập về ồ ạt, chiếm lĩnh cả thị trường trái cây Việt Nam. Nó đã làm cho những hộ làm vườn như anh phải điêu đứng. Thu nhập từ nhãn bán ra trong dịp Tết không đủ để trừ bù chi phí tiền đầu tư, công thợ. Nếu hiện tại nhãn có giá 20 ngàn/kg thì trước đây chỉ có giá bằng một nửa. Cũng may, thị hiếu của người mua dần dần thay đổi sau khi biết được những thông tin độc hại từ trái cây Trung Quốc. Người Việt Nam dần dần chuyển sang ăn những loại trái cây được trồng trong nước. Nhờ đó mà những người làm vườn như anh mới khấm khá lên. Anh nói: “Bây giờ mà đem trái cây Trung Quốc biếu tặng, người ta cũng ngại ngần không dám nhận chứ nói chi là ăn”.

Bên những thay đổi từ nhận thức người mua, người trồng nhãn như anh được thêm may mắn khác là vụ mùa nhãn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không trùng với thời điểm mà nông dân ở đây cho ra trái. Nhờ đó mà trái cây ở vùng này được các đại lý thu mua, đặt hàng từ lúc nhà vườn mới cho ra bông. Từ chủ động được nguồn nước tưới, cho ra trái theo ý muốn đến cả việc không lo về thị trường tiêu thụ, người làm vườn ở Cam Ranh dần dần định hình thương hiệu trái cây trên cả nước.

Hoa Tết vào vụ

Cách đây 10 năm, chẳng ai nghĩ một vùng đất chỉ với cát trắng, nắng nóng lại có thể thích hợp với cây cúc đại đóa. Ấy vậy mà cứ mỗi dịp Xuân về, người dân ở vùng Cam Hải Tây lại xuất đi hàng chục ngàn chậu hoa ra thị trường. Thị trường quen thuộc là Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Dương thì nay hoa ở xứ này lại còn đưa ngược trở ra những vùng lân cận như Bình Định, Phú Yên.

Trồng hoa đối với người dân xứ Cam Hải chỉ mới xuất hiện độ 10 năm trở lại. Ban đầu chỉ là công việc vào thời nông nhàn khi vụ xoài đã qua đi. Nghề kiếm tiền chủ yếu của họ là dựa vào việc chăm bón cho những vườn xoài với nhiều kiểu loại khác nhau cung cấp cho cả nước. Thế nhưng, kể từ khi có được sự thành công của những người đi trước, người Cam Hải Tây bắt tay vào việc trồng hoa để bán ra ngày Tết. Giống hoa được lấy từ Đà Lạt, theo kinh nghiệm truyền cho nhau, nhiều người trồng hoa rồi dần dần trở thành nơi cung cấp được nhiều mối thu mua chú ý.

Ông Ba nói với giọng đầy tự hào: “Chú biết không, hoa cúc này tuy là lấy từ Đà Lạt về, nhưng cái hay là nếu hoa này trồng ở Đà Lạt lại không cho đóa to như trồng ở vùng này. Dường như nó hợp với nắng ở xứ này vậy đó chú”. Kể cũng lạ, ở một nơi chỉ toàn trồng xoài, đất đai quá xấu để trồng những thứ khác. Ấy vậy mà lại trồng được những loại hoa ở xứ lạnh như Đà Lạt, đã vậy lại còn cho ra những đóa hoa thật to, vàng rực.

Sau khi chọn giống, các hộ trồng hoa bắt đầu cho hạt vào những chậu hoa đã được làm từ trước. Đất cát trắng cộng thêm những tro lá cây xoài, trộn vào nhau để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi sống cây. Tùy theo kinh nghiệm, kỹ thuật mà mỗi nhà trồng hoa có được sự thành đạt khác nhau. Điển hình như nhà của chị Lan, chỉ mới hai năm kinh nghiệm trong việc trồng hoa nên 600 chậu của chị mỗi mùa bán ra cũng chỉ kiếm được khoảng 20 triệu đồng. Trong khi, cũng với 600 chậu nhưng chị Tuyết với 6 năm trong việc trồng hoa lại bán được với giá 25 triệu đồng. Đó chỉ là những hộ trồng ít. Ở vùng này, có người còn mạnh dạn đầu tư cả 3000 chậu như nhà của ông Long. Ông Long là người có kinh nghiệm ở trong vùng này. Ông vẫn thường được xóm giềng thỉnh thoảng đến để hỏi han kỹ thuật bỏ thuốc để cho đạt được năng suất.

Ông Long chia sẻ: “Trồng hoa phụ thuộc vào thời tiết nhiều lắm. Năm ngoái vườn của tôi thành công do thời tiết không quá lạnh. Lại được lợi thêm khoản tiền điện để chong đèn cho hoa. Còn lại là do mình phải chịu khó tưới nước, bón phân. Kịp thời phát giác ra dịch bệnh để trừ khử”. Để cho hoa nở theo đúng tiến trình, người làm vườn phải mắc thêm đèn để giữ ấm. Mỗi tối, nhìn ánh sáng phát ra từ những vườn hoa, người dân ở đây lại vui mừng về một vụ được bội thu.

alt

Nhãn đang cho ra những trái đầu tiên

TT


XEM TẤT CẢ CÁC BÀI VIẾT TẠI BÁO XUÂN GIÁP NGỌ TRẺ 2014

1   Quanh “những vấn đề…” Đặng Mỹ Hạnh  
2   Những xu hướng toàn cầu Đinh Yên Thảo  
3   Tranh Xuân 2014 Tre Online  
4   Nỗi niềm thi ca Nam Đan  
5   Nhật ký đầu xuân HẢI-VÂN  
6   Những cánh mai – Trong tách trà Trần Mộng Tú  
7   Em, và nỗi Nhớ Mặc Lan  
8   Xuân Muộn Hoàng Định Nam  
9   Tử Vi Xuân Giáp Ngọ Tre Online  
10   Hiệu ứng cánh bướm Nguyễn Xuân Thiệp  
11   Nơi có chim bay những buổi chiều Nguyễn Thị Từ Huy  
12   Hoa Anh Đào trong tâm thức người Nhật Bản Hoàng Long  
13   Xem lại vài hình ảnh năm 2013 Tre Online  
14   Nhà vườn chuẩn bị cho Tết Thanh Tú  
15   Cờ người Lão Mủn  
16   Nâng Chén Muôn Trùng Đặng Kim Côn  
17   Đánh bạc bằng chữ – Thả Thơ Trịnh Thanh Thủy  
18   Một thời thả thơ Nguyễn Chủ Nhạc  
19   Đầu năm nói chuyện không gian… dối Bùi Thanh Liêm  
20   Hải đường dưới đất Thái Kim Lan  
21   Cảm đề Xuân Giáp Ngọ 2014 Phạm Cây Trâm  
22   Dear “fans” Đặng Mỹ Hạnh  
23   Tết về với mẹ Trần Lý Lê  
24   Những “cao thủ” sắp trình làng Movie Phan  
25   10 điểm mạnh của nước Mỹ Thanh Dũng  
26   Chuyện ngựa! Đoàn Xuân Thu  
27   Những mùa Tết cũ… Cẩm Giang  
28   Trà hoa – Camellia Nguyễn Xuân Thiệp  
29   Những mùa Xuân Việt Nam Huỳnh Trọng Hiếu  
30   Tản mạn về một ngày – Tết đọc sách Mai Sơn  
31   Về giọng nói ở một nơi không có xe lam Nguyễn Nhật Ánh  
32   Tết cuối Trangđài Glassey Trầnguyễn  
33   Mùa thơ ấu Huỳnh Thục Vy  
34   Nhớ khói trong vườn Lưu Vỹ Bửu  
35   Tashi Deleg! Lời chúc tụng đầu năm Hoàng Ngọc Tuấn  
36   Thơ xuân Chiêu Anh Nguyên  
37   Tôi Với Mùa Xuân Hồ Thụy Mỹ Hạnh  
38   Quê Hương Cổ Tích Trần Mộng Tú  
39   Năm Ngọ nói chuyện ngựa Phạm Thành Châu  
40   Đôi nét thú vị của làng thể thao 2013 Trần Trí Dũng  
41   Ánh mắt mùa Xuân Nguyễn Văn Sâm  
42   Cách chúng ta chào nhau Trà Đóa  
43   Anh và Xuân Tiểu Thảo  
44   Tết ở xứ người như hương áo đã nhạt phai Song Chi  
45   Tết Quê Hoàng Vũ  
46   Ngựa và nghệ thuật thăng hoa Đinh Cường  
47   Nồi bánh tét cuối năm Ngọc Linh  
48   Sớ Táo Quân Lợi Trân  
49   Thư Xuân 2014 của Trẻ Tre Online