Câu hỏi kỳ này
Nhưng khi chính thức quen nhau, em và ảnh lại hay có bất đồng và xích mích. Mỗi lần xảy ra chuyện, ảnh liền quay lại với cô ki. Điều này khiến em đau khổ vô cùng.
Theo TTVV có cách nào để níu kéo trái tim ảnh ở hẳn về phía mình được không?
LN (Kensington-MD)
Chú họ em vượt biên, bị mất tích. Vợ chú ấy cũng vượt biên khác tàu, đến được Mã Lai, sau đó định cư ở Úc và lấy chồng ở đó. Bên chồng thím có bà con làm ăn khá ở Canada, bảo lãnh qua. Được 4 năm thì chồng thím mất trong một tai nạn. Thím buồn chán, đóng cửa nhà hàng đi làm hãng. Ở đây thím gặp lại ông… chồng cũ. Ông bị rất nhiều tai họa trong chuyến vượt biên nhưng sống sót và sau đó được chính phủ Canada nhận. Tuy nhiên bị một chứng giống như tâm thần, gần đây hồi phục và được đi làm. Họ gặp nhau như trời sắp đặt. Chú vẫn chưa có vợ. Hôm đám cưới em có đi dự, người MC nói bây giờ “gương vỡ lại lành”… Bàn em xầm xì, gương bể sao lành được, có người bảo, lành được, tại bây giờ có… “super glue” 🙂 Em thấy có nhiều chữ hay hơn, như “hội ngộ”, “tơ duyên”… sao ông ấy không dùng mà lấy hình ảnh cái gương nghe không đã tai gì hết? Mà ông này là MC cũng nổi tiếng ở đây chứ đâu phải mới ra nghề…
(Thúy Ái)
Chữ “gương bể lại lành” (phá cảnh trùng viên) là một tích bắt nguồn bên… Tàu. Chuyện kể, ngày xưa công chúa nước Trần là Lạc Xương cùng chồng là phò mã Từ Đức Ngôn gặp cơn tao loạn. Trên đường lánh nạn, nàng đập tấm gương làm đôi, đưa chồng một nửa, giữ làm tin để nếu lỡ thất lạc nhau thì đến ngày thượng nguyên đem mảnh gương ra chợ Trường An rao bán, để làm tín hiệu.
Sau đó Từ Đức Ngôn chạy thoát, còn Lạc Xương bị Việt Công (không phải Việt Cộng nha) bắt được, thấy nàng có nhan sắc, ép làm vợ.
Tới rằm Tháng Giêng, Từ Đức Ngôn đem mảnh kiếng ra chợ Trường An, gặp một người cũng đang rao bán mảnh kiếng giống mình, lấy hai mảnh ráp lại thì vừa y boong!
Từ Đức Ngôn rơi lệ, viết một bài thơ nhờ trao lại cho chủ nhân miếng gương:
Người với kiếng ra đi một thuở
(Cảnh dữ nhân câu khứ)
Nay kiếng về, người ở nơi đâu
(Cảnh quy nhân vị quy)
Hằng Nga lạc lõng phương nào
(Vô phục Hằng Nga ảnh)
Để vầng trăng sáng một màu thê lương
(Không lưu mình nguyệt huy)
Công chúa Lạc Xương nhận được bài thơ, khóc ròng. Việt Công tra hỏi, biết đầu đuôi tự sự, xúc động, cho người gọi Từ Đức Ngôn đến, trả lại Lạc Xương.
Trong truyện Kiều, khi nói về sự đoàn tụ của nàng Kiều trong mười lăm năm lưu lạc, Nguyễn Du viết:
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi
Do vậy, tích “gương bể lại lành” nói đến sự tái hợp của những con người chứ không phải nói đến sự phục chế, tân trang hay dán ép lại… cái gương.

Bảo Huân