Menu Close

Màn hình vô trùng

Có bao giờ bạn nghĩ tới số lượng vi trùng có mặt trên màn hình chiếc điện thoại cầm tay sau một ngày sử dụng không? Và còn trên các màn hình khác nữa, như TV, máy định vị GPS, laptop, máy tính bảng….vì cái nào cũng thuộc loại “touch” hết. Dù có vô số virus đi nữa bạn cũng đừng quá lo vì sắp tới người ta sẽ sử dụng loại kính vô trùng để làm màn hình cho các loại dụng cụ điện tử này. Hãng Corning Gorilla Glass cho biết loại kính mà họ sản xuất có tên là Antimicrobial Corning Gorilla Glass có khả năng diệt tới 99.9% lượng khuẩn chạm vào kính. Công ty cho biết loại kính này còn có thể hạn chế sự phát triển của nấm, mốc, tảo và các loại khuẩn vì tính chất kháng lại các vi sinh của chất liệu làm kính và tính chất này không bị mất đi. Kính làm bằng hợp chất có chứa các ion bạc có khả năng giết chết vi trùng và chất này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của máy dù là cơ khí, điện tử, quang học….Ngoài việc dùng làm màn hình các dụng cụ điện tử, kính này còn có thể được dùng cho các kiến trúc và vật dụng khác nơi có các bề mặt mà người ta thường xuyên chạm tay tới.

 

alt

 

alt

 

Tải điện không dây

Lý thuyết về kỹ thuật truyền điện không dây đã được công ty WiTricty đưa ra từ năm 2007 và liên tục nghiên cứu từ đó tới nay. Trong triển lãm kỹ thuật mới đây, công ty này đã trưng bày một hệ thống sạc điện không dây cho iPhone 5 như là một minh chứng về khả năng này. WiTricty đã thực hiện được việc sạc điện cho một đèn hình cầu vào năm 2007, sạc điện cho TV vào năm 2009 và nay kỹ thuật này đã được nhiều công ty chọn để bắt đầu thực hiện cho các sản phẩm của họ. Trong thời gian ngắn sắp tới, sẽ có nhiều dụng cụ sạc điện trên thị trường, từ sạc điện những máy móc điện tử cỡ nhỏ đến sạc điện xe hơi. Dụng cụ để sạc điện không dây được trưng bày có thể dùng để sạc 2 điện thoại iPhone 5/5S cùng lúc bằng cách sử dụng một vỏ bọc điện thoại đặc biệt được thiết kế phù hợp với hệ thống phát từ tính cộng hưởng. Chỉ cần để điện thoại trong khoảng cách không quá 2.5 mét (hay 8.2 feet), điện có thể được chuyển đi với hiệu năng 90% bằng kỹ thuật tải năng lượng dạng không bức xạ được gọi là “kỹ thuật kết hợp cận từ trường”. Kỹ thuật này có thể áp dụng để tải từ một ít milliwatts cho tới vài kilowatts vì vậy cho phép sạc điện nhiều loại máy móc khác nhau mà không cần dây nối. Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật này là một bước tiến lớn và giúp đơn giản hóa việc sạc điện các dụng cụ đòi hỏi phải sạc điện hàng ngày.

 

alt

alt

alt