Menu Close

SUMO – Kỳ 1

Được gọi là những “bông hoa sắt” của đàn ông người Nhật, những tay đô vật Sumo là những hình tượng sống – những anh hùng của một bộ môn thể thao quốc gia – một chủ nghĩa tượng trưng có tính cách tôn giáo. Một thời được ủng hộ bởi sự đỡ đầu của hoàng đế, sumo có gốc rễ gần 1,500 năm. Trước một buổi thi đấu ra mắt tại Niigata, các tay đấu vật  “đóng khố”, tiến vào vận động trường với những nghi thức truyền thống, giữa một toán diễn hành oai vệ gọi là dohyo-iri

alt

Những “ bông hoa sắt”

BANZAI! Sự va chạm đầu tiên của hai địch thủ là một cái “ôm” vang như sấm. Mục đích: Vật đổ đối thủ hoặc đẩy họ ra khỏi dohyo, hoặc võ đài. Mỗi bên có thể nắm lấy và kéo dây mawashi (nịt) của đối thủ, nhưng không phải dây quai đóng quanh háng. Ngắn ngủi nhưng dữ dội, hầu hết những trận đấu dài không hơn một phút. Trọng tài là ông gyoji thì trang phục ‘đàng hoàng’ hơn, nếu hai tay đấu vật khoá nhau trong một thế bí mệt lử, ông sẽ “gầm” lên những câu khích lệ.

Bên trong ngôi đền thể thao ngột ngạt được gọi là Hall of National Skill. Trong ngày đầu tiên, tay đô vật Akebono bước lên đài như sấm và từ võ đài quăng Koto bay xa; mồ hôi chảy như suối xuống  bộ ngực đồ sộ và ngang cái bụng to lớn của tay đấu vật hạng nặng này.

alt

alt

Banzai! – nguồn japantrip09-wordpress-com

Hôm ấy là ngày mở màn Đại Hội Thi Đấu của Hội đoàn Sumo Nhật Bản, cánh báo chí thể thao viết rằng đó là một ngày không ngạc nhiên gì của Sumo. Gần như tất cả những đối thủ giỏi hơn đã thắng, gồm cả tay đấu khổng lồ thi đấu dưới cái tên Akebono. Dù sao đi nữa, Akebono cũng đã nắm giữ hạng cao nhất của môn thể thao này. Đối với anh, chuyện thắng một đối thủ có hạng thấp hơn như Koto của Beppu là một chuyện thường tình.

Akebono bước vào võ đài sumo.Hắn chẳng phải là một tay đô vật sumo Nhật tầm thường mà được “gầy giống” cho môn thể thao cổ đại này từ lúc mới sinh. Akebono là một cựu cầu thủ bóng rổ sinh ra ở Mỹ tên là Chad George Rowan. Chad được “khám phá” tại quê nhà của anh ở Honolulu vào năm 1987 bởi một tay ủng hộ sumo người địa phương. Cậu thanh niên Mỹ gầy gò này vì sự tò mò đã ghi danh vào một trại huấn luyện sumo ở Tokyo. Vượt qua những tổn thương, bức tường ngôn ngữ, bức tường văn hoá; Chad đã tiến đến tột đỉnh của môn thể thao. Đến năm 1993 khi anh mới 23 tuổi, Akebono (Chad) đã cân nặng 466 pounds và trở nên‘dũng mãnh’ trên võ đài đến nỗi không một tay đấu vật người Nhật nào có thể sánh nổi.  Hội đoàn Sumo đã “hơi miễn cưỡng” để thăng chức Akebono lên hạng tối cao của Hội: yokozuna, hoặc đại vô địch. Chad là người phi-Nhật duy nhất đạt được địa vị cao quý đó trong toàn lịch sử của môn đô vật sumo.

alt

Đại vô địch Akebono – nguồn dinnerpartydownload.org

Sumo là một trong những môn thể thao có tổ chức ‘cũ’ nhất trên trái đất. Các trận đấu từng diễn ra vào thế kỷ thứ bảy sau Công Nguyên. Truyền thuyết thì kể rằng Hoàng Đế Seiwa giành được ngai vàng qua một trận sumo vĩ đại vào năm 858. Triều đình ủng hộ những trận đấu sumo để  đem lại sự phấn khích trong những vụ gặt được mùa cho người dân. Và đến thế kỷ thứ 16 thì các tay đô vật đã đi lưu diễn toàn lãnh thổ. Kết cấu tổ chức của sumo hiện đại hơn và bắt đầu hình thành trong thập niên 1680, những yếu tố cơ bản của môn đấu vật này thì phần nhiều đã được duy trì không thay đổi kể từ đó.

Tâm điểm của mỗi cuộc đấu sumo là một trận đô vật, những người đàn ông béo phì mặc những mảnh lụa dài được vây quanh bởi quá nhiều màu sắc và sự hào nhoáng của lễ nghi tráng lệ. Điều này luôn thể hiện một chức năng của lịch sử, vì sumo đã bắt đầu một phần như một nghi thức của đạo Shinto bản xứ của Nhật. Đến ngày nay vẫn còn một không khí tôn giáo đáng kể bao trùm mỗi trận đấu. Chính võ đài là một nơi thiêng liêng, với mái cong thanh nhã của một mô hình miếu Shinto. Các lực sĩ sumo phải ném một nắm muối rửa sạch trước mỗi lần bước lên mặt đất sét  đầy tôn kính của sân đấu.

alt

Quang cảnh một trận đô vật trong một dấu trường ở Nhật

Nghĩa vụ nghi thức nặng nề nhất được giao phó cho vài tay đô vật ở hạng cao; một đại vô địch trở thành “ex officio”- một thầy tăng của niềm tin Shinto. Điều này luôn có nghĩa là tăng thêm áp lực đối với tay đấu vật Akebono từ khi có nhiều người Nhật lo sợ rằng một tay đấu vật “nhập cảng” như Akebono không thể lấn át vai trò độc nhất trong xã hội Nhật Bản.

 Tất cả đều có vẻ như huyền bí chung quanh môn thể thao này. Nhưng quy luật cũng khá đơn giản. Hai lực sĩ đối mặt nhau trong một võ đài tròn có đường kính 15 feet. Kẻ thắng là người đầu tiên đánh đối thủ té xuống hoặc văng ra khỏi võ đài. Tát, đẩy, gạt giò, và vật kiểu judo đều được cho phép; đấm với nắm đấm thì không được. Ở đây không có giới hạn trọng lượng, và đây là nguyên nhân nhiều tay đô vật sumo bỏ ra nhiều năm để gắng tăng trọng lượng, và phải thật sự mập béo “wành tráng”. Trọng lượng trung bình của những cao thủ đô vật là 350 pounds.

alt

Chuẩn bị ra sân

alt

To con hả? ăn thua là mình gan! Banzaiiiiii!

Hội đoàn Sumo tổ chức sáu đại hội thi đấu trong mỗi năm. Mỗi đại hội có một vòng loại 15-ngày, với mỗi lực sĩ đối mặt một địch thủ khác nhau mỗi ngày. Tay đô vật nổi trội với  thành tích tổng quát tốt nhất sẽ thắng giải vô địch. Akebono vào thời điểm hơn mười năm trước đó đã kiếm được hơn một triệu đô-la mỗi năm.

Phải có một sức mạnh tinh thần rất lớn để giữ được thế thắng trong suốt đại hội thi đấu. “Đối thủ khó thắng nhất trong sumo luôn luôn là bản thân bạn,” một tay đô vật trẻ Takanohana (Hoa Quý Tộc) chia sẻ với khán giả. “Tự  mình đối đầu với những áp lực trong suốt 15 ngày liên tiếp là phần khó nhất trong môn thể thao.” Tekanohana tay đấu vật này cũng đã giành được hạng cao nhất, đại vô địch ở tuổi 22 và đang phải cạnh tranh những tay vô địch đương thời là Takanohana và Akebono.

Trận đụng độ của những tay đấu vật trong ngày cuối cùng của vòng loại  luôn là sự kiện mong mỏi nhất của mỗi đại hội thi đấu sumo.

alt

Dấu bàn tay và chữ ký của nhà vô địch, được bán với giá 8000 đô