Menu Close

Cỏ đâu chỉ dưới chân

Đúng là như vậy. Bởi thứ cỏ này được trồng trên khay trên kệ và có một cái tên rất đẹp “Tiểu Mạch Thảo”, tiếng Anh “Wheatgrass” và trần trụi khi dịch ra tiếng Việt “cỏ lúa mì”. Không giống như hạt lúa gạo nẩy mầm lên lá mạ non xanh, hạt lúa mì nẩy mầm mọc lên chiếc lá màu xanh đậm hơn do chứa nhiều chất diệp lục tố. Chính cái chất màu xanh này và những vitamin có chứa trong đó cao gấp sáu lần so với các loài thực vật khác, có thể cải thiện được sức khỏe con người. Cho nên từ rất lâu (gần trăm năm), người ta đã nghiên cứu tất cả các loại cỏ, đặc biệt loài cỏ lúa mì như là một thực phẩm tốt cho sức khỏe.

 

alt

 

Gặp “môn đồ” của Tiểu Mạch Thảo

Nhìn khay cỏ xanh đẹp mắt ở nhà anh Lý Lê (Garland, TX) tôi hoàn toàn không biết đó là Tiểu Mạch Thảo. Và tôi còn hỏi đùa “anh trồng cỏ kiểng à”. Anh đáp: “Ừ, trồng cỏ, nhưng là cỏ lúa mì”. Đến lúc này, tôi vẫn tưởng anh là người yêu thực vật. Trời giá rét thế này, cỏ nào sống nổi, vậy mà khay cỏ trên chiếc thùng vẫn được anh chăm sóc xanh tươi. Anh dẫn tôi ra patio được chế lại thành “nhà kiếng” cho tôi xem tầng kệ mà trước mùa Đông trải từ trên xuống dưới một màu xanh của cỏ. Cỏ đâu chỉ dưới chân, nghe thật lãng mạn đối với người viết lách như tôi, còn cỏ trồng để dùng đối với anh Lý là một bài thuốc dược thảo. Nhưng các nhà khoa học không xác định nó là thuốc mà là loại thực phẩm.

 

alt

Thu hoạch cỏ lúa mì bằng kéo, cắt phần lá bỏ phần gốc

Bàn luận cỏ lúa mì là thuốc hay thực phẩm chức năng, thực tình với tôi không thú vị bằng nghe chuyện của anh Lý vì sao tìm đến thứ cỏ này và trở thành “môn đồ” của Tiểu Mạch Thảo suốt cả chục năm nay.

“Trước đây, tôi sống ở San Jose, C.A rất khỏe khoắn, thích vận động thể dục ngoài trời. Đi làm kiếm sống, tưởng cuộc đời như thế thật vui tươi. Thế nhưng, suốt một thời gian nhiều tháng, tự dưng người cảm thấy biếng ăn, mệt mỏi, sụt cân. Tôi sống chừng mực, ít rượu chè, tại sao sức khỏe mình suy giảm bất ngờ? Nỗi lo âu của tôi càng thêm nặng trong lòng khi đi khám định kỳ, bác sĩ bảo có vấn đề ở gan. Chuyển qua bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm. Và tôi không tin mình bị xơ gan rất nghiêm trọng. Da vàng, bụng tôi lúc nào cũng căng cứng, anh ách khó chịu. Vào bệnh viện nằm điều trị tới lui nhiều lần. Cuối cùng bác sĩ phán một câu xanh dờn: “Gan xơ cứng toàn bộ, cuộc sống còn không quá một năm!”. Và cũng vì ra vô bệnh viện, tốn kém bảo hiểm quá mạng, nên hãng tôi làm việc cũng cắt luôn bảo hiểm và cho thất nghiệp nhân cuộc suy thoái kinh tế lan tràn trên nước Mỹ.

Thế là hết hy vọng vào chữa trị. “Lời bác sĩ văng vẳng bên tai: vui được thì cứ vui, ăn được gì thì cứ ăn” coi như “bản án” kết thúc cuộc đời. Nhân đến thăm thằng cháu học bên Nhật về, hiểu biết công dụng của cỏ lúa mì người Nhật dùng rất nhiều như một loại thảo dược có thể trị và phòng ngừa được nhiều loại bệnh. Hai chú cháu xắn tay vào gây dựng ruộng “bậc thang” wheatgrass ngay trong nhà. Đến ngày thu hoạch, cắt cỏ xay lấy nước cốt. Tôi uống liền ngay một cốc 4 oz. Thứ sinh tố cỏ này cũng dễ uống, có vị ngọt nhưng ngay sau khi vào bao tử, “Tào Tháo” rượt tôi muốn sút quần. Tuy thế, tôi đặt hết niền tin vào loại cỏ này. Mỗi ngày tôi đều đặn uống hai lần mỗi lần 2 oz. Bao tử tôi thích nghi không gây phản ứng phụ, cộng thêm tôi giữ tinh thần lạc quan yêu đời, vận động thể dục mỗi ngày đều đặn. Ba tháng sau, tôi đến bệnh viện khám lại, kết quả lá gan tôi chuyển biến tốt khiến bác sĩ ngạc nhiên hỏi tôi uống thuốc gì. Sau khi nghe tôi kể loại nước sinh tố cỏ lúa mì, ông bảo, nếu vậy thì cứ tiếp tục theo cách đó. Sáu tháng sau, tôi thấy khỏe hẳn hơn, ăn uống trở lại bình thường và hiện nay tôi giảm “liều lượng” xuống còn phân nửa chỉ để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe.

 

alt

Anh Lý Lê “môn đồ” của Tiểu Mạch Thảo

Cỏ lúa mì là một thực phẩm tuyệt hảo

Câu chuyện của anh Lý còn nhiều điều hấp dẫn khi dùng loài cỏ lúa mì như một liệu pháp chữa và phòng bệnh cho mình. Anh nói về wheatgarss say sưa bằng niềm tin vì chính anh là người đã thoát khỏi cơn bệnh ngặt nghèo. Niềm tin của anh vào chất nước cỏ xanh rờn này chính là động lực khiến tinh thần anh lạc quan góp phần giúp anh khỏe mạnh.

 

alt

Hạt giống cỏ lúa mì sau tám tiếng ngâm nước sẽ nẩy mầm

 

Và theo tài liệu về wheatgrass, trong thập niên 1920 Bác Sĩ Edmund Bordeaux Szekely đã cho xuất bản một quyển sách có tựa đề “Essence Book IV” với nội dung là tất cả các loại cỏ đều tốt cho cơ thể con người và đặc biệt loài cỏ mạch (wheatgrass) là một thực phẩm tuyệt hảo. Tiếp đến, trong suốt thập niên 1930 Bác Sĩ Charles F. Snabel nghiên cứu công trình của Bác Sĩ Bordeaux và sau đó ông được mệnh danh là “Father of Wheatgrass”. Ông khám phá ra là cỏ mạch có nhiều hiệu năng về dinh dưỡng nếu được trồng trọt đúng mức. Và vào thập niên 1970 Tiến Sĩ Ann Wigmore phát động phong trào sử dụng cỏ mạch trồng trong nhà và vắt lấy nước cốt để uống. Trong những cuộc thử nghiệm của bà tại Hippocrates Health Institute ở vùng Boston bà đã có dịp thử nghiệm tất cả các loại cỏ có trên thế giới này. Cuối cùng bà đi đến kết luận cho rằng cỏ mạch là giống cỏ có mức độ dinh dưỡng cao nhất.

 

alt

Từ 8 đến 10 ngày bắt đầu thu hoạch, lúc này dưỡng chất trong cỏ cao nhất



Hỏi về kinh nghiệm trồng và thu hoạch cỏ lúa mì, anh Lý cho biết: “Sau tám tiếng ngâm trong nước, hạt lúa mì nẩy mầm. Trải hại lúa ra khay đất, rễ sẽ bám vào đất và phát triển lên thành cây cỏ. Cứ thế mỗi ngày phun nước cho cỏ đến 8 hoặc 10 ngày là phải thu hoạch. Lúc này hiệu quả dưỡng chất trong cỏ tốt nhất. Không nên để quá trễ, đầu cỏ chuyển màu hơi vàng, lúc đó dưỡng chất đã giảm không còn dùng được. Nhiệt độ thích hợp từ 60 đến 70 độ F. Cỏ lúa mì cần ánh sáng, nhưng không quá mạnh”.

Ngày nay, chế phẩm từ cỏ lúa mì được nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng đưa ra thị trường nhiều sản phẩm từ tinh bột cho đến nước cốt. Mặc dù không hấp dẫn khi uống, nhưng danh sách các lợi ích sức khỏe mà nước ép lúa mạch mang lại đã khiến nó luôn được ưa chuộng. Lúa mạch giàu diệp lục được coi là “máu của cây xanh”. Những nhà dinh dưỡng học nổi tiếng trên thế giới đánh giá rất cao các chất dinh dưỡng có trong diệp lục của Tiểu Mạch Thảo.

Tuy nhiên, theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute – ILSI) thì “thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại”.

 

alt

Dùng máy xay ép nước cốt cỏ

 

TN

Cỏ lúa mì cho ta sống khỏe, sống vui


Nếu chúng ta quan sát các quốc gia trên thế giới có dân chúng với tuổi thọ cao như vùng Georgia ở nước Nga và vùng Fukuoka ở Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy rằng sự bí mật của một đời sống lâu dài và khoẻ mạnh chỉ nằm vỏn vẹn trong vài chữ sau đây: Một lối sống bình dị trong đó rau xanh được xem là thực phẩm tốt và cần thiết nhất với nhiều chất Chlorophyll. Và cỏ lúa mì chứa rất nhiều chlorophyll khiến cho tiến trình thoái hóa của các tế bào chậm lại và cơ thể có thêm sinh lực.

Chất diệp lục, sắt, niacin (B3), cyanocobalamin (B12), axit folic, đồng, kali và protein trong wheatgrass tham gia trong sản xuất hồng cầu, làm cho wheatgrass một phương thuốc tuyệt vời cho bệnh thiếu máu và rối loạn máu khác. Ngoài ra nó còn có chất enzym và các axit amin khác giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp, hỗ trợ gan và cải thiện hệ thống miễn dịch. Wheatgrass cũng có chứa B17 (laetrile), có hiệu quả trong việc chống một số bệnh ung thư và thường được các bác sĩ tư vấn. Khác với hàng trăm loại enzyme wheatgrass cung cấp (enzyme ngoại sinh có nghĩa lấy từ bên ngoài), các hợp chất của Chlorophyll hỗ trợ sản xuất enzyme cho cơ thể (gọi là chất nội sinh). Những enzyme này giải phóng chất độc có thể gây ra bệnh ung thư gan và gan cũng sử dụng những chất enzyme này để thực hiện chức năng của nó là giải độc cho cơ thể.

 

alt

Sử dụng wheatgrass trước mỗi bữa ăn, chất xơ sẽ kiểm soát sự hấp thụ đường và cholesterol từ thực phẩm. Điều này giúp ngăn chặn sự gia tăng đường huyết đột ngột của bệnh nhân đái tháo đường sau mỗi bữa ăn.

Chlorophyll còn giúp thúc đẩy sự tuần hoàn vi máu ở da vốn rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và làm sạch. Điều này sẽ giúp có được một làn da sáng hồng rạng rỡ. Chlorophyll dùng kèm với chất hóa học thực vật khác có tác dụng làm cho da trở nên chắc và khỏe hơn. Khi sử dụng thường xuyên, wheatgrass cũng có thể làm mờ các vết thâm đen và rám nắng trên da.