Menu Close

SUMO – Kỳ 2

Được gọi là những “bông hoa sắt” của đàn ông người Nhật, những tay đô vật Sumo là những hình tượng sống – những anh hùng của một bộ môn thể thao quốc gia – một chủ nghĩa tượng trưng có tính cách tôn giáo. Một thời được ủng hộ bởi sự đỡ đầu của Hoàng đế, sumo có gốc rễ gần 1,500 năm. Trước một buổi thi đấu ra mắt tại Niigata, các tay đấu vật  “đóng khố”, tiến vào vận động trường với những nghi thức truyền thống, giữa một toán diễn hành oai vệ gọi là dohyo-iri.

alt

Đẳng cấp sumo

Vào ngày thứ nhì của Đại hội Thi đấu, cơn nóng nhường chỗ cho trận mưa ảm đạm. Trong vòng đấu, tay đương kim vô địch đô vật  Akebono cũng trở nên ‘nguội ngắt’. Một tay đấu trẻ hơi ‘chì’  có cái tên Musoyama, dịch nôm na là “Hai Ngọn Núi Chọi Nhau” thì đang lanh lẹ nhảy khỏi cú vồ của Akebono; rồi ‘dớt đẹp’ tay đại vô địch té nhào xuống sàn đất.

Đối với những fans “thứ thiệt” của Akebono, trận bại này là một diễn tiến chẳng mấy hay ho nhưng không đến nỗi huỷ diệt. Chiến lược của Akebono với cuộc thi đấu dài 15-ngày giờ đã quá quen thuộc. Anh có khuynh hướng thua một trận với một đối thủ hạng thấp hơn ở phần đầu trong mỗi Hội thi đấu, và điều này có vẻ buộc anh phải đấu giỏi hơn sau đó. Tay đại vô địch nhắm tiến vào trận chung kết trong ngày cuối cùng với thành tích 13-1 và rồi dồn hết năng lực dự trữ và ý chí để  đánh thắng  tay Takanohana trong trận đụng độ giữa hai vô địch.

alt

Akebono,  tay đô vật Hawaii ‘nhập cảng’ đầu tiên lên đến chức đại vô địch nặng 485 pound.

Vào ngày thứ ba, hiển nhiên, Akebono đã có ưu thế hơn. Tay đại vô địch với một cuộc công kích bằng cú tát và xô đẩy mãnh liệt đã khiến đối thủ ‘xui xẻo’ kia không còn được cơ hội để phản công. Bấy giờ, Akebono rõ ràng đã lấy lại ưu thế và tiếp tục thắng ào ạt trong sáu ngày liên tiếp. Sự cổ võ rầm trời từ đám đông đem lại khí thế sôi động cho tay đấu sĩ vô địch này.

Sumo luôn luôn bán hết vé. Ở một quốc gia yêu chuộng thể thao, sự phổ biến của môn đô vật sumo chỉ được cạnh tranh bởi môn dã cầu. Vé của Hội đấu Sumo thường được vét hết trong những ngày đầu. Những ai không thể sắp hàng mua được vé cũng không hoàn toàn thất vọng vì tất cả các trận đấu được trực tiếp trên truyền hình khắp nước.

alt

Rắn rỏi, lạnh lùng, nhưng những tay đấu vật sumo vẫn được ngưỡng mộ và yêu mến bởi những người hâm mộ. Với sự nỗ lực mãnh liệt và một trọng lượng bất bình thường, sức khoẻ không là điều cần thiết.  Hầu hết phụ nữ Nhật đã thừa nhận sự thiếu hấp dẫn ở những vóc dáng ‘đô vật’ này. Sumo về hưu thường ở tuổi 30, một số mở trường Huấn luyện sumo, số khác thì ‘đai ết’ giảm cân và đi kiếm cái ‘dốp’ khác để… cày! 

Sự sôi nổi tột cùng của những trận đấu và không khí huyên náo đầy sắc màu ngày càng giải thích sự phổ biến của sumo. Môn thể thao “kiêm” nghi lễ này rất khắn khít với người Nhật vì phản ảnh được những  giá trị mà người Nhật rất coi trọng. Xã hội Nhật Bản coi trọng đẳng cấp và thứ tự ngôi thứ đến mức ‘kinh khủng’- và thế giới sumo cũng vậy. Ở bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng 900 lực sĩ đô vật trong vòng sumo chuyên nghiệp. Và mỗi lực sĩ được chỉ định bởi một con số sắp hạng riêng biệt trong một hệ thống phân loại phức tạp. Giới kinh doanh Nhật, có khuynh hướng dùng tước vị thay vì dùng tên trong văn phòng, ví dụ: “Tôi nhờ phụ tá ban dịch thuật đi pha cà phê cho nhóm trưởng.” Trong sumo cũng vậy, cấp bậc của một lực sĩ cũng quan trọng như tên tuổi của họ. “Thật là một trận hết ý!” tường thuật viên truyền hình la lên trong cuộc Hội thi đấu. “Thí sinh đệ cửu đẳng đang dồn tay vô địch hạng hai vào thế nguy hiểm!”

alt

Luyện tập. Ăn. Ngủ. Ở Trung Tâm Huấn Luyện Tolyo’s Beya, một sumo với lịch trình đào tạo mỗi ngày từ 5 đến 11 giờ am, rồi thì điểm tâm và sau đó là nghỉ ngơi; coi ‘ti di’ giải trí  cho đến giờ cơm tối và lui binh! Với những tay đô vật Sumo là sự thúc đẩy tăng cân, trọng lượng cộng với sự nhanh nhẹn, luôn luôn thắng.

Nhật Bản là một quốc gia yêu chuộng luật lệ và tôn trọng uy quyền, và trong sumo cũng áp dụng tương tự. Truyền thống này như đinh đóng cột! Bất kể trận đấu xấp xỉ cỡ nào hoặc quyết định của trọng tài hồ nghi cỡ nào, không một ai trong sân vận động – ngay cả khán giả có thể thốt lên một lời than phiền về ban tổ chức. Không kẻ thắng nào tự ca ngợi về mình, và không kẻ thua nào phàn nàn. Và khi trận đấu chấm dứt, hai đối thủ cúi đầu chào nhau một cách tôn trọng và bước im lặng xuống võ đài. Một phong cách được thiết lập cẩn trọng để lưu giữ những giá trị xã hội ưu việt của người Nhật như: sự hài hòa, nét văn minh, và sự tránh va chạm.

Thế kỷ qua, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, cả một quốc gia mang một giá trị trọng yếu được biết là thời kỳ kokusaika, hoặc quốc tế hóa. Điều này trước đây chẳng luôn dễ dàng chấp nhận trong một xã hội thiển cận. Thời kỳ kokusaika của sumo được bắt đầu vào thập niên 1960, khi một tay đấu vật người  Hạ Uy Di to lớn tên Jesse Kuhaulua – biệt danh Takamiyama (có cái nghĩa là “Quang Cảnh Từ Núi Cao”) đã  trở thành người không “Châu Á” đầu tiên bước vào hội sumo chuyên nghiệp. Ông đã thăng tiến lên một trong những hạng cao nhất và có nhiều cống hiến cho môn thể thao sumo. Takamiyama trở thành “đứa con cưng” của giới hâm mộ cho đến khi ông giải nghệ vào năm 1984. Tuy vậy, Hội Sumo vẫn buộc ông phải trở thành một công dân Nhật trước khi ông được phép mở trường dạy riêng. Sau ông, vài người Mỹ đã bị lôi cuốn vào bộ môn đấu vật này. Đến đầu thập niên 1990 đã nổi bật những tay đô vật thượng thặng xứng đáng với cấp bậc đại vô địch. Điển hình là tay đấu vật khổng lồ Salevaa Atisanoe, người Hawaii  dưới cái tên Konishiki, tức Vải Thêu Thanh Tú. Một cái tên cực kỳ ấn tượng mà chẳng mấy ‘thanh tao’ với cái vẻ bề thế rủng rỉnh thịt mỡ của gã. Konishiki là tay đô vật “hoành tráng” nhất trong lịch sử sumo; Vải Thêu Thanh Tú lưng chừng ở trọng lượng 600 và 625 pounds, điều này còn tuỳ thuộc là gã đã xực gì trong bữa điểm tâm nữa!  

alt

Salevaa Atisanoe, biệt danh Konishiki

Hoàn toàn dựa vào sức mạnh ‘tàn bạo’,  Konishiki đã thắng đủ trận đấu vào cuối thập niên 80 để vươn tới hạng ozeki, chỉ một bậc dưới hạng tối cao. Nhưng ban tổ chức lại biểu lộ sự chống đối mạnh mẽ để không đưa một tay đấu vật ‘nhập cảng’ lên đài vinh quang tột đỉnh của môn thể thao này. Konishiki đã thẳng thắn nói trước công chúng rằng, “Nếu tôi là người Nhật, tôi đã thành đại vô địch rồi.” Và có lẽ, dù với sự ức chế này nhưng tay đấu thủ hạng nặng vẫn được nhiều fans yêu chuộng, nhưng chỉ được thi đấu ở cấp bậc hạng trung thôi.

alt

Jesse Kuhaulua – biệt danh Takamiyama

HD