Để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi, dù chỉ chụp tài tử hay chuyên nghiệp, cần phải có can đảm. Phải luôn tự thúc đẩy mình ra khỏi trạng thái trì hoãn, yên ổn với sự thoải mái để dấn tới khám phá những mới lạ. Thử một kiểu chụp khác. Tự giới thiệu mình với những người chưa quen bao giờ. Học chụp một thể loại ảnh mới ‘cáu cạnh’. Bạn đã bao giờ biết đến thể loại chụp thú hoang dã chưa? Tóm lại, bạn phải trải qua cả một loạt thử thách.
Một cảnh thực hành ngoài trời. Ông Luke Bettencourt, một học viên của lớp nhiếp ảnh do Andy phụ trách, ông hiện đang đứng dạy một lớp nhiếp ảnh mới ở khu vực địa phương của ông.
Để tiến bộ trong nghệ thuật nhiếp ảnh, cần phải ‘can đảm’ đối diện với những thử thách. Nhưng thường bạn lại chối bỏ. Vì sao vậy?
Gần như trong mọi trường hợp, điều kiềm chế bạn là cái sợ.
Chắc chắn, bạn có thể “đổ thừa” vào cả chục cái “cớ” mà đã ngăn cản bạn bước ra khỏi “phạm vi thoải mái” của mình. “Tui phải đi cày full-time. Tui phải trả mortgage. Tui không có kinh nghiệm. Tui không quen ai hết. Tui không có đủ tiền. Tui không có đủ thì giờ.” và nhiều “lý do” nữa.
Nhưng sự thực thì 99% của những hoàn cảnh không thực sự kiềm chế bạn bằng nỗi sợ sệt.
Rắn độc đáng sợ, một loại lo sợ “hữu ích”.
Vì bạn có thể làm chủ điều kiện ‘hoàn cảnh’ của mình. Không đủ tiền- bạn có thể khởi đầu với dụng cụ nhiếp ảnh tương đối căn bản. Vấn đề ở đây là sự lo sợ này không phải là hữu ích. Không, đây là những ái ngại đang ngăn cản bạn.
Hãy xem xét một vài mối e ngại những người chụp ảnh đối đầu:
– Sợ bị thất bại
Bạn cứ xem sự thất bại đó như một điều khách quan! Không có gì sai quấy với sự thất bại. Thật ra, nếu bạn thật sự tự thúc đẩy mình làm những kỳ công mới, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thất bại. Không thành vấn, đề! Miễn sao bạn tự học từ những thất bại, và tiếp tục cố gắng, và tiến thêm một bước để “nếm mùi” thành công thay vì cứ mãi với “mùi” thất bại.
– Sợ “mất mặt”
Nhiều người đã có máy chụp hình đắt tiền, đã chụp đám cưới, đám ma, sinh nhật, du lịch… và đã được gọi là nhà nhiếp ảnh sẽ khó bước qua khỏi mình để học từ một ai đó, vì lý do sĩ diện. Bạn học hỏi vì bạn không tự giải đáp được, tiếp xúc với một người có trình độ cao hơn mình, đâu phải là một điều gì đáng hổ thẹn.
Jordan Wong, trước và sau khi học lớp nhiếp ảnh. Before: ảnh chụp vào Tháng 11, 2009 – chủ đề quá tối và quá mờ.
After: ảnh chụp vào Tháng 6, 2010 – chủ đề rõ hơn và sáng hơn, đủ để cảm nhận “hồn” của chú chim hummingbird.
AN