Menu Close

Hổ mang chúa – nỗi sợ hãi & sự sùng kính

Rừng mưa ở Thung lũng Danum xứ Borneo của rừng vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương là môi sinh của loài rắn Hổ Mang Chúa Loài rắn độc có thân hình dài nhất so với các đồng loại và sản xuất một lượng chất độc kinh hồn – đủ để giết con voi với một vết cắn duy nhất. Nhưng loài mãng xà này dù ngỏng cái đầu cao với cái dáng thật dữ tợn nhưng thật sự thì chúng chỉ thà trốn lủi đi vì nhút nhát sợ hãi hôn là tấn công trừ khi nếu bị khiêu khích.

 

alt

Con rắn hổ mang ngóng lên tự vệ và mổ cái ‘bốp’ lên ống kính máy ảnh của tay cầm máy rồi luôn theo dòng suối

Nhanh chớp nhoáng và không kém hiểm độc, một con rắn Hổ Mang Chúa bị khích động liền há miệng phóng những cú mổ tự vệ trong một “trận đấu” giữa người và rắn.  Dân làng Ban Khok Sa-nga ở vùng Đông Bắc Thái Lan thường biểu diễn màn múa rắn nguy hiểm này chỉ  để kiếm sống bằng tiền lẻ và sự  ‘nể phục’ từ những đồng nghiệp. Màn “diễn” với Hổ Mang Chúa  này bắt đầu như một cách thu hút những người mua thuốc di truyền thuốc chữa nọc độc rắn. Vừa quơ tay và kêu lớn “King Cobra!” bằng  thứ tiếng Thái và tiếng Anh, mấy  tay “cò mồi” đi lang thang dụ khách vào xem show biểu diễn rắn. Với giá 10 baht (khoảng 25 cent), khách được xem vài người phụ nữ trong King Cobra Club múa và ngậm đầu rắn hổ trong miệng họ. Khó thể đoán biết nguồn gốc của điệu múa rắn này, nhưng về mặt kinh tế thì rất đáng kể vì nó làm cho khán giả run cầm cập vì sợ.

 

alt

Họa sĩ Ấn Độ Sneh Gangal dùng mực vẽ trên giấy thủ công về một vị thần Siva đeo rắn hổ mang, theo đạo Hindu là một đấng liêng thiêng biểu tượng cho sự phì nhiêu và tái sinh.

Những nghiên cứu cũng biết rất ít về dân số của loài rắn độc Ophiophagus Hannah (King cobra), nhưng sự khai phá rừng và nghề buôn lậu thú hoang dã có thể là mối đe dọa đến chúng. Mặc dù rắn, nói chung, đem lại sự kinh sợ với người Tây Phương nhưng  Đông  Phương thì rắn hổ mang  thường là vật tôn thờ và sùng kính, ở vài nơi còn là một phần sinh kế của người dân địa phương. Một  họa sĩ người Ấn Độ Sneh Gangal dùng mực vẽ trên giấy thủ công về một vị thần Siva đeo rắn hổ mang, theo đạo Hindu là một đấng liêng thiêng biểu tượng cho sự phì nhiêu và tái sinh. Thần Siva vừa có sức mạnh tiêu diệt và cải tử. Vị thần này được  miêu tả trong thần thoại và trang trí nghệ thuật với một con rắn độc – cũng vừa là kẻ giết và kẻ sanh.

 

alt

Chưa cần biết đến nguồn gốc của điệu múa rắn này, nhưng ‘công dụng’ trước mắt là có thể kiếm được tiền lẻ và ‘dọa’ khán giả đứng tim!

Một thời đã từng sợ hãi tất cả loài mãng xà của rừng hoang, người dân làng Ban Khok Sa-nga đã nhiều thập niên tận dụng rắn độc bằng cách giết và ăn thịt chúng. Dân địa phương ngày nay sinh sống dựa vào việc trồng lúa và khi nguồn gỗ ngày càng giảm dần thì được  thay thế  bằng nguồn lợi tức giải trí với loài rắn Hổ Mang Chúa, thay vì phải ‘chiên dầu’ chúng.

Người dân vùng này phải tập làm quen với sự có mặt của loài rắn này. Lão làng Komchai Pimsaimoon là người mà con rắn Hổ Mang Chúa có thể coi như là ‘gia đình’. Lão đã bỏ ra nhiều năm để học về điệu nhảy của loài rắn – điều gì làm chúng bình tĩnh và điều gì có thể làm  chúng “nổi cáu” lên. Một tay nuôi rắn tên Othman Ayib chăm chú nhìn một học trò của gã đang gắng ‘thôi miên’ và ‘hun’ một con rắn hổ mang chúa. Ayib đã bắt được con rắn này trên một sân golf ở Mã Lai, và đã thả lại nó vào rừng. “Rắn không phải ác hoặc dữ,” gã nói. “Chúng chỉ muốn được yên thân mà thôi”.  Trong môi sinh của vua của các loài rắn độc này thì chẳng có con rắn nào nhỏ hơn được an toàn. Loài rắn Hổ Mang Chúa này là một  tên “thợ săn” trên mặt đất rất đáng gườm và thường ăn thịt cả đồng loại của chúng. Ống thở trong miệng rắn giúp nó thở trong lúc miệng đang nuốt mồi. Không giống những loài rắn khác, rắn chúa cái xây tổ bằng những mớ lá khô. Nàng rất thích “chích” lượng chất độc dồi dào vào địch và lượng chất độc này càng tăng lên khi chúng dài đến 18 feet.

 

alt

Lão làng tên Komchai Pimsaimoon và cháu nội đang lái xế hóng mát với một ‘thành viên gia đình’

Tại trại nuôi rắn của Queen Saovabha Memorial Institute ở Bangkok, antivenom là loại thuốc chống nọc độc hiện đại được chế tạo. Rắn hổ mang trưởng thành được “vắt nọc” cách nhau vài tuần và những liều lượng nọc nhỏ được chích vào loài ngựa để phát triển chất đề kháng tự nhiên. Huyết thanh của ngựa được lấy ra và chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Nếu cung cấp cho nạn nhân kịp thời thì sẽ ngăn ngừa được ảnh hưởng nguy hại của chất độc rắn.

 

alt

Phải tập trung hết mức, một tay nuôi rắn tên Othman Ayib chăm chú nhìn gã  học trò của gã đang gắng ‘thôi miên’ và ‘hun’ một con rắn hổ mang chúa.

Một tay Nhiếp ảnh gia hoang dã với một cuộc kiếm bắt mệt nhừ để có được tấm ảnh về loài vua mãng xà. Cuối cùng thì gã cũng đối mặt với ‘hoàng thượng máu lạnh’ trong một con suối ở Thung lũng Danum. Với tiếng phò phè gầm gừ và cái “mang” xòe ra, con rắn hổ mang ngỏng lên tự vệ và mổ cái ‘bốp’ lên ống kính máy ảnh của tay cầm máy rồi luồn theo dòng suối – Gã chỉ còn thoáng lại hình ảnh 14 feet đầy bắp thịt và  cái vẫy quét ngang chân mình trong lúc rút lui…

 

alt

Antivenin là loại thuốc chống nọc độc hiện đại được chế tạo.

HD