Những loài cây này dụ côn trùng vào cạm bẫy, rồi ăn thịt chúng. Loài thực vật có nên “cư xử thô bạo” như vậy không?
Một con gián đang bò vào cửa thần chết của loài cây ăn thịt cao hai foot. Loài cây ăn thịt này cũng quang hợp như những loài thực vật khác nhưng sống trong đầm lầy và môi trường nghèo chất dinh dưỡng hơn. Để làm phong phú hơn “khẩu phần ăn” thì nó lấy dinh dưỡng từ động vật để phát triển mạnh.
Một con ruồi đói bay vút qua những hàng thông ở North Carolina. Bị quyến rũ bởi một mùi có vẻ giống mùi thơm của mật hoa từ một cụm màu đỏ trên mặt đất, con ruồi đáp ngay trên phần mềm của cánh lá màu hung. Nó uống một hơi chất lỏng ngọt tiết ra từ cái lá, chạm một chân vào một cọng lông tí hon trên mặt lá, rồi thêm cái nữa. Bỗng dưng, thế giới của con ruồi hẹp lại, và xuất hiện cái vách tường xung quanh. Hai cạnh của lá đang từ từ đóng lại, những gai nhọn dọc theo viền lá khóa khít như răng cưa của hàm cá mập. Trong lúc con ruồi cố vùng vẫy để thoát, cái bẫy đóng siết lại. Giờ đây, thay vì tiết ra chất ngọt mật hoa, cái lá thải ra những chất enzimes để làm tiêu hóa bộ lòng con ruồi, dần dần biến thành chất lỏng. Con ruồi đã chịu một cái chết “mất phẩm chất” nhất cho một động vật: bị giết bởi một cái lá cây!
Khu hoang mạc đầm lầy đầy thông với diện tích 90 dặm rừng ở North Carolina, là một nơi trên Trái Đất có những loài thực vật Cây Bẫy Ruồi Venus Flytraps được mang “hệ” bản xứ. Đây cũng là quê hương của một số loài thực vật ăn thịt, dù không mấy nổi tiếng nhưng không kém phần… kỳ dị. Bạn có thể tìm những loài cây có lá hình ly rượu champagne, trong đó những côn trùng và đôi khi có những con vật lớn hơn lọt vào và bị tắt thở. Những Cây Bẫy Ruồi này bọc nạn nhân của chúng trong một vòng ôm rất êm ái bằng chất nhựa cây dễ dính. Trong ao và suối vùng này có mọc loài cây với hình dạng “túi thận”, chuyên “hút” mồi của chúng như những cái máy hút bụi dưới nước.
Cây Bẫy Ruồi sẽ đóng lại nếu có một nạn nhân tự nạp mạng.
Có điều gì không ổn về một loài cây biết ăn thịt. Vì loại thực vật không có bắp thịt và cơ quan thần kinh. Vậy làm sao chúng có thể phản ứng như loài thú vật?
Ngày nay các nhà sinh vật học dùng những dụng cụ của thế kỷ 21 để nghiên cứu về tế bào và DNA đang bắt đầu nhận biết vì sao những cây này săn bắt, ăn, và tiêu hóa được thịt; và làm sao những biến ứng kỳ dị này xuất phát từ lúc đầu. Sau nhiều năm nghiên cứu, Alexander Volkov, một nhà thực vật sinh lý học tại Đại học Oakwood ở Alabama, tin rằng ông ta đã giải được bí mật của loài Cây Bẫy Ruồi Venus Flytrap. “Đây,” Volkov tuyên bố, “là một loại cây điện.” Khi một con côn trùng chạm vào sợi “tóc” trên lá của cây Venus Flytrap, sự va chạm bắn đi một luồng điện tí hon. Luồng điện này được trữ lại bên trong của lá nhưng chưa đủ để kích thích động tác đóng, đồng thời tránh cho Cây Bẫy Ruồi “phản ứng giả” trong trường hợp như những giọt mưa rơi rớt vào. Tuy nhiên, với con côn trùng, có khuynh hướng sẽ va chạm vào một “cọng tóc” thứ nhì, và tăng thêm luồng điện để kích thích cái lá đóng lại.
Cây Bẫy chết ruồi!
Những Cây Bẫy Ruồi dùng một chiến lược khác nữa để chiêu dụ con mồi là mọc ra những cái lá hình ống dài để côn trùng dễ bị rớt vào. Một vài loài lớn nhất có ống lá sâu đến một foot và có thể “thủ tiêu” nguyên con ếch hoặc cả con chuột đồng nếu lỡ xui mạng bị té vào cái ống này. Phản ứng hóa học phức tạp này giúp cho cây ăn thịt trở thành một cái bẫy tử thần. Nepenthes rafflesiana, một loài cây ăn thịt khác mọc trong rừng rậm Borneo (thuộc vùng đảo ở Đông Nam Á) , sản xuất mật hoa với cả hai tác dụng vừa dụ côn trùng và mặt khác thì tạo một mặt trơn để mấy con côn trùng bị lảo đảo như say xỉn. Côn trùng nào đáp lên mặt lá trơn đó sẽ trợt té vào. Chất lỏng tiêu hóa ở những loài cây này có những đặc tính rất khác nhau, thay vì trơn thì nó đặc sệt. Nếu con ruồi cố gắng giở chân lên thì chất lỏng này sẽ giữ chân chàng lại như một loại keo.
Hàng ngàn cây ăn thịt mọc ở những bãi lầy của Harvard Forest tại miền Trung Massachusetts. Những lá cờ nhỏ xíu màu cam phất phới khắp bãi lầy. Mỗi lá cờ đánh dấu một cây “lá ống” được “trúng tuyển” là được phục vụ cho khoa học. Những sinh viên thực nghiệm đang đút ruồi cho những cây có cờ ăn. Các nhà nghiên cứu nuôi những con côn trùng này bằng thức ăn có pha với dạng carbon và nitrogen khác, thường để về sau họ có thể gặt hái những cây ăn thịt và đo thử bao nhiêu lượng của mỗi chất hóa học từ ruồi đã thấm vào cây. Vì loài cây lá ống lớn chậm dù chúng có thể sống trong nhiều thập niên, và những đợt thí nghiệm này có thể mất nhiều năm mới có kết quả.
Một loài cây ăn thịt vùng nhiệt đới có hình dáng chiếc bình này có mùi hương quyến rũ loài côn trùng, phe có cánh nếu lỡ trợt chân rớt vào sẽ một đi không trở lại!
Các nhà sinh vật học đang cố gắng tìm hiểu động lực tiến hóa nào đã thúc đẩy những loài cây này đến khẩu vị “thèm thịt” mà không thích ăn chay! Những cây ăn thịt thì rõ ràng đã nhận được lợi ích từ việc ăn thịt; khi các khoa học gia cho chúng ăn thêm mấy con bọ, thì đám cây lớn “như thổi”. Nhưng những lợi ích của việc ăn thịt không phải là điều bạn nghĩ. Những loài động vật ăn thịt như chúng ta (con người) dùng chất carbon trong protein và chất mỡ trong thịt để nuôi bắp thịt và chứa năng lượng. Những cây ăn thịt thì lấy nitrogen, phosphorus, và những chất bổ quan trọng khác từ mồi của chúng để tạo những enzymes hút ánh sáng. Việc ăn thịt, nói theo cách khác, cho phép những cây ăn thịt trưởng thành bằng cách lấy năng lượng trực tiếp từ mặt trời.
Tiếc thay, những biến ứng đã cho loài cây ăn thịt phát triển trong môi sinh cũng làm cho chúng cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi của môi trường. Lưu lượng nước và ô nhiễm từ những nhà máy điện càng tăng thêm chất nitrogen vào những bãi lầy ở Bắc Mỹ. Cây ăn thịt rất nhạy cảm đối với những lượng nhỏ của chất nitrogen đến nỗi nguồn phân bón dư thừa sẽ làm chúng khó chịu được. Nhưng con người cũng là mối đe dọa cách khác. Thị trường chợ đen về loài cây ăn thịt này càng trở nên mạnh mẽ hơn, hiện nay loài thực vật học hiếm quý này đang được bảo vệ trong môi trường riêng. Nhưng những loài cây sẽ tiếp tục bị những cuộc tấn công khác. Môi trường sống của nó đang dần biến mất và được thay thế bằng những trung tâm mua bán cây xanh, hay tại gia. Good news! Loài ruồi sẽ đỡ bị khủng hoảng khi lỡ sa vào mật ngọt, nhưng là sự mất mát cho tất cả những ai yêu chuộng sự tuyệt đối của sự tiến hoá.
Tóm lại, đã là mật hoa hay mật… ngọt thì bất cứ con ruồi nào cũng phải chết, chỉ sớm hay muộn!
Loài thực vật ở Philippines với cái túi lồng đỏ này và chất trơn trong cây sẽ cản chân con ruồi không leo lên được. Men dinh dưỡng cây ngấm từ côn trùng bị mắc kẹt.
HD