Menu Close

Lân tinh dưới đáy biển

Hoàng hôn ở vùng biển Hồng Hải (Red Sea), những tấm ảnh san hô được chụp bằng đèn flash điện tử của những nhiếp ảnh gia chuyên chụp về sinh vật biển. Trong ảnh, san hô nhìn tầm thường và xám xịt. Nhưng tối đến,  khi họ chiếu tia đèn cực tím lên những cụm san hô đó thì chúng nổ tung với những sắc màu không thể tưởng tượng được. Và khi một ánh đèn cực tím chiếu vào thì một cục san hô quả đấm dao động với sắc thể như được ửng lên từ bên trong. San hô hấp thụ ánh sáng cực tím vô hình, rồi phát ra ánh sáng hữu hình màu cam chói lọi. Hiện tượng này được gọi là lân tinh, một hiện tượng vật lý và sinh vật được xem như một màn ảo thuật thuần túy của san hô.

 

alt

Một viên san hô nấm nhỏ thay đổi màu như con tắc kè bông dưới những nguồn sáng khác nhau. Dưới ánh sáng ban ngày, nước biển lọc đi gần hết những màu sắc nên san hô chỉ hiện lên như dạng xanh đơn sắc. Đèn flash điện tử hồi phục toàn thể quang phổ, cho thấy màu sắc của san hô khi lấy ra khỏi nước. Về đêm, chụp với ngọn đèn HMI công suất cao với một kính lọc cực tím, viên san hô nổi lên với lân tinh sáng chói.

 

alt

Sự đổi màu của san hô qua ảnh hưởng của các loại ánh sáng

Sự phát huỳnh quang của san hô đã được khám phá từ nhiều thập niên nay. Năm 1964, chuyên viên sinh vật biển René Catala đã viết cuốn sách về lân tinh tựa là Carnival Under The Sea. “Nó làm tôi sững sờ,” người chuyên viên gợi lại cảm giác của mình. Là một người thành lập của Coral World tại Elat, Do Thái, ông đã thử nghiệm và nhận xét rằng,  “Tôi khám phá rằng đèn cực tím thông thường được dùng cho việc quảng cáo thì hợp nhất với san hô.” Điều này chỉ có tác dụng tốt trong hồ nước, nhưng những nhà nghiên cứu về sinh vật  biển thì cần nguồn ánh sáng mạnh hơn khi làm việc dưới biển sâu.

 

alt

Mùa Xuân 1996, ở khu thí nghiệm biển Interuniversity Institute tại Elat, nơi  những nhà nghiên cứu sinh vật biển lần đầu tiên mang đèn HMI có gắn kính lọc cực tím xuống biển. Những miếng san hô được đặt lên khay để ngăn cản ánh sáng ban ngày. Họ chụp ảnh từng miếng san hô với cả hai đèn flash thường và đèn cực tím. Và sự khác biệt thật lộng lẫy.

 

alt

Những cái nút giống như “nút áo”  nổi ửng lên, những san hô đơn bào hình dạng ống thật sự đang ẩn nấp và những cái miệng mở ra để kiếm ăn giống như thò ra để phản ứng theo ánh sáng cực tím. Nếu được rọi bởi đèn flash điện tử, những “nút áo” này sẽ hiện lên màu nâu xám xịt.

 

alt

Tại sao chỉ có vài giống san hô phát huỳnh quang?

 

alt

Vị giáo sư của trường Đại Học Massachusetts  Institute  of  Technology là Charles Mazel, người đứng đầu thế giới về việc chuyên ngành nghiên cứu  lân tinh san hô. Mazel đang phát triển những hệ thống mới để đo độ lân tinh và tin rằng một ngày nào đó có thể được dùng để “chẩn đoán sức khỏe” của  các loại san hô. Câu trả lời của ông là, “Cũng đã có người đề nghị rằng tính phát huỳnh quang trợ giúp trong sự quang hợp. Nhưng vẫn có một giả thuyết rằng san hô phát huỳnh quang không vì một lý do nào cả.”

 

alt

HD