Trời chập tối khi nhiếp ảnh gia Mattias Klum tiến đến gần trạm kiểm soát quân sự trên đoạn hành trình dài để đến Hân-Lê (Hanle), một ngôi làng ít ai biết đến ở vùng La-Đắc (Ladakh) thuộc Hy Mã Lạp Sơn phía Bắc Ấn Độ. Từ Leh, thủ phủ của La-Đắc, Mattias đã phải mất 12 tiếng đi bằng xe để đến đây. Sự chuẩn bị cho chuyến thăm viếng của anh mất thời gian hơn hai năm để có được giấy phép thăm viếng Hân-Lê và gompa – một tu viện của thế kỷ 17 trên tuyến đường buôn bán một thời đã nối giữa hai xứ La-Đắc và Tây Tạng.
Nhiếp ảnh gia Mattias đưa người lính gác xem giấy phép được cấp bởi chính phủ Ấn Độ và một lá thơ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng người lính gác không tin vào giấy của Mattias. Cái nhìn soi mói của gã vào những tờ giấy trên tay, tên lính báo cho anh biết là, “Cái này không phải thật.”
Sự miễn cưỡng của tên lính gác để cho một người ngoại quốc được phép đi tiếp là một điều dễ hiểu. Vì phần nhiều người Tây Phương đã bị từ chối quyền nhập biên từ cuối chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Họ lo rằng sợ rằng điệp viên từ Trung Quốc len lỏi qua biên giới để đến Hân-Lê, chỉ cách 12 dặm từ ranh giới bị tranh chấp, và chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố khu vực này là vùng cấm địa. Nhưng sau một hồi xem xét kỹ giấy tờ của Mattias, cuối cùng tên lính trạm kiểm soát cũng đã cho phép anh được qua.
Các nhà sư cỡi lừa đến một hang trú ẩn, nơi họ sẽ thiền trong nhiều tháng ngày
Sự cô lập có quy chế đã làm chậm lại tốc độ đổi thay trong vùng Thung lũng Hân-Lê, nơi là nhà của khoảng một ngàn người, và khoảng 300 trong số người này thì sống trong ngôi làng Hân-Lê. Khi Mattias đến tu viện, các tu sĩ lúc đầu đã dè dặt, chưa biết chắc một nhiếp ảnh gia là ai. Nhưng lá thơ của Đức Đạt Lai Lạt Ma – Người mà họ đã đặt lên ngai dành cho một sự viếng thăm của chính Ngài đã trấn an họ. Và họ đã trở nên thoải mái hơn. Các nhà sư trò chuyện với Mattias và dần hiểu nguyên do vì sao anh muốn chụp hình họ. Nhưng họ vẫn thắc mắc là những hình ảnh do anh ghi nhận sẽ đem lại sự chú ý và ảnh hưởng thế nào và có thể đem đến sự giúp đỡ đến tu viện Gompa, một kiến trúc lớn bằng đá đang sụp đổ là nơi có 10 vị tu sĩ đang sinh sống và 33 người khác đến thường xuyên để đọc kinh.
Dần dà, những người con cháu của những người chăn bò địa phương đã cho phép Mattias chụp những hình ảnh về lối sống ở tu viện, phong phú với những tư tưởng Phật Giáo chứa đựng sự khiêm tốn, nhẫn nại, hòa đồng, và lòng nhân đạo. Những quan niệm này cũng được noi theo tại một nữ tu viện phía bên kia thung lũng. Thật vậy, tu viện ở Hân-Lê đòi hỏi họ phải chối bỏ lòng ích kỷ và tự phụ. Để tồn tại trong khí hậu khắc nghiệt, có nghĩa rằng phải dẹp bỏ những sở thích cá nhân để hợp tác và khắc phục sự va chạm; và vì họ phải chịu đựng những mùa Đông dài sống gần gũi nhau.
Giặt quần áo, một trong những việc tạp dịch của những người trẻ mới bước vào thiền môn Hân-Lê
Trong tất cả các tu sĩ, Mattias đặc biệt để ý tới Lama Zotpa, người được tôn trọng nhiều bởi những vị đồng tu. Sự hiện diện của người tu hành buộc Mattias tự xét lại đời sống của chính mình. “Ông ấy nhìn tôi với lòng nhân từ, và rồi ông như nhìn xuyên qua tôi và thấu tâm tư tôi,” Mattias bộc bạch, “Có lúc, tôi cảm thấy rất nhỏ nhoi, lại còn nông cạn nữa.” Nhiều lần trong thời gian năm tuần lễ ở Hân-Lê, Mattias đã bị xúc động bởi sự thanh bình tuyệt đối của cộng đồng nơi này, “Ở đây mang một vẻ trầm lặng. Tôi có cảm giác như tôi đang thăm chốn thật sự thanh bình duy nhất trên Trái đất.”
Vậy sự thanh bình mà Mattias đã nhận thấy có lâu dài chăng? Những ảnh hưởng của thời hiện đại đang dần thay đổi hình dạng của Hân-Lê. Trẻ em thời trước phải đi chăn trâu bò trên núi, giờ thì ghi tên học trong những trường công. Một số thanh niên cuối cùng bỏ đi xa để vào đại học hoặc đi tìm việc làm. Những căn nhà đá đang thay thế những căn lều da bò, áo pa-ca được mặc chồng lên áo dài bằng len, và những cửa tiệm chứa hàng hóa được chở đến từ Leh.
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm vùng thung lũng này, Ngài được đưa đến địa điểm kế tiếp bằng trực thăng.
Các nhà sư của Hân-Lê cũng đang điều chỉnh theo những biến đổi này. Theo kinh Phật, họ đoán trước và chấp nhận thay đổi trong một thế giới mà họ xem là phù du. Các nhà sư cỡi lừa đến một hang trú ẩn, nơi họ sẽ thiền một mình trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng. Người đạo Phật tin rằng sự phát triển về linh hồn của mỗi tu sĩ giúp ích cho cả cộng đồng. Những lời khấn vái và lễ nghi của họ đem lại sự che chở và thịnh vượng. Và họ tin vào việc giáo huấn con cái theo nghiệp tu hành sẽ giúp cha mẹ có một kiếp sau tốt đẹp hơn.
Cảnh nhìn ra sân qua khung cửa sổ dính đầy bụi đất, là tất cả những gì một nữ tu sĩ sẽ thấy trong nhiều tuần lễ ngồi thiền trong căn phòng riêng tại nữ tu viện.
Khi những người trai trẻ mới đến ngôi chùa ở Hân-Lê, họ phụ làm những việc vặt, như giặt quần áo và học đọc và học viết. Nhưng đời sống vô hưởng không phải cho mọi người. Khi Lama Zotpa mới 18 tuổi, người anh của ông đã bỏ trốn ngôi chùa để mở một nhà hàng ở Leh. Nhiều năm sau, Lama Zotpa đi thăm người cha đang bịnh, người đã bỏ đi một mình và sống với sự chăm sóc của một người họ hàng còn rất trẻ. Tay vừa quay “ống lắc” cầu nguyện, người cha chào đón Lama Zotpa, ôm lấy ông như một người con trai và một vị tu hành.
Cảnh nhìn ra sân qua khung cửa sổ dính đầy bụi đất, là tất cả những gì một nữ tu sĩ sẽ thấy trong nhiều tuần lễ khi phải thiền trong sự cô độc của căn phòng riêng tại nữ tu viện gần chùa Hân-Lê. Tiền cúng dường từ bên ngoài thung lũng đã thiết lập ra Trung tâm Tashi Choeling trong năm 1983, cung cấp đủ cho 47 nữ tu sĩ để họ khỏi phải làm ruộng hoặc chăn bò. Những nữ tu sĩ đi nhặt phân khô để đốt lửa. Và một nữ tu sĩ khác thì đang thực hành môn thiền. Cô đổ đậu vào dĩa, phủi đậu ra, rồi lặp lại quá trình đó trong nhiều giờ. “Ta phải trải qua nỗi buồn chán của một động tác lặp đi lặp lại đến khi tạo ra năng lực,” một người già Ladakhi chia sẻ. “[Rồi] ta sẽ phát giác ra mình hoàn toàn tự do không ham muốn điều gì hết.”
Những viên đá dọc theo con đường đến tu viện ở Hân-Lê mang lời cầu nguyện của người hành hương. Bất chấp những thay đổi hướng ngoại trong vùng thung lũng, nhưng cuộc hành trình hướng nội của người dân miền này vẫn không thay đổi – họ theo đuổi hướng đi của sự thông thái và lòng nhân đạo.
Những viên đá dọc theo con đường đến tu viện ở Hân-Lê mang lời cầu nguyện của người hành hương.
HD