Menu Close

Trang sức Bọ rầy

Trong một thế giới giữa rừng mây, nhà côn trùng học David Hawks chăm chú theo dõi những “trang sức bọ rầy” sáng chói ở khu rừng nhiệt đới Honduras. Và chờ đợi như những ngư phủ đã giăng lưới, cạnh những tấm vải trắng được trải trên mặt đất có chiếu đèn. Khi những “trang sức” bay vào như đám mây sắc màu trên nền vải trắng, ông cảm giác như được làm  trẻ thơ một lần nữa.

 

alt

Loài bọ Tháng Sáu với sự phô trương màu sắc và vẻ đẹp, được đánh giá cao bởi các nhà sinh vật cũng như các nhà thương mại về côn trùng. Sự nổi tiếng của những trang sức này có thể giúp chúng được bảo tồn?

 

Những trang sức bọ rầy này  được các nhà côn trùng học thu thập  vào để ước đoán số lượng và nghiên cứu về sinh thái học. Dave,  nhà côn trùng học đã cùng với David Hawks “trụ” ở khu rừng nhiệt đới Honduras này  từ năm 1992 cùng với sự đam mê “bọ trang sức”. Thời ấy, họ và những người dân địa phương đã tìm thấy được bảy giống bọ rầy khác ở Honduras, và khám phá được một giống mà trước đây đã bị xem như tuyệt chủng. Và họ bắt đầu những cuộc “thu hoạch” tuyệt vời.

 

alt

Những con bọ rầy trang sức này trị giá $8,000/con là bộ sưu tập của những nhà sinh vật, không để bán. Nhiệt và độ ẩm trong quá trình phát triển có thể ảnh hưởng đến màu sắc: một vài giống bọ xanh có lẫn hồng và những con bọ rầy cánh bạc thì có thêm ánh vàng.

Chẳng gì đáng ngạc nhiên khi  những con bọ rầy đã quyến rũ những tay sưu tầm thương mại. Trong khi nhiều giống được bán với giá chỉ vài đô-la, một giống màu đỏ chói có thể lên đến $200, màu vàng quý thì đến $500. Với một cái giá khá cao treo trên đầu những con bọ rầy tuyệt đẹp này, hội bảo tồn thiên nhiên lo rằng số giống bọ trang sức có thể bị suy yếu vì ngành buôn bán này. Nhưng nghiên cứu của các nhà côn trùng thì đưa ra kết quả ngược lại. Bắt côn trùng không phải như săn beo. Hàng triệu trứng bọ rầy, ấu trùng, và con nhộng còn nằm trong tổ, dưới mặt đất, trong khi những người sưu tầm chỉ lấy những côn trùng đã lớn. Cuộc hành trình vào khu môi sinh của loài bọ trang sức này rất vất vả, vì nhiều khu rừng mây phải  lội bằng đường rừng mệt nhọc, những khu rừng khác cần phải di chuyển bằng máy bay trực thăng. Mối đe dọa lớn nhất của loài bọ rầy không phải là những tay sưu tầm mà là sự mất mát môi trường. Vì những khu rừng nhiệt đới đang bị biến đổi thành trang trại. Những nhà sinh vật học tin rằng với sự kiểm soát sưu tầm bọ rầy bởi những người dân địa phương sẽ giúp trì hoãn quá trình này. Chương trình nghiên cứu đã thành công ở những vùng rừng với bướm và các loại côn trùng khác. Nếu công nghiệp nhà cửa phát triển, có thể người dân địa phương vùng này sẽ nhận thấy rằng một mảnh đất trống có một giá trị đường dài thấp hơn một đoạn rừng có đầy trang sức.

 

alt

Con bọ rầy trang sức bóng lưỡng đã có một căn nguyên khiêm tốn. Bên trong những gốc mục và những thân cây gỗ, bọ cái đẻ vài tá trứng trước khi cắt đứt mối quan hệ gia đình. Một khi nở ra, những ấu trùng chui vào đống gỗ mục và ăn chất đường của cây. Ấu trùng phát triển trong một năm hoặc hơn, rồi tạo nên những “căn phòng riêng” trong gỗ và biến thành con nhộng.

Khi mùa mưa  bắt đầu vào Tháng Năm, những con bọ rầy trưởng thành chui ra, vẫn còn cái vỏ mềm và có màu nhạt. Chỉ vài tiếng đồng hồ, cái vỏ cứng dần và những trang sức hiện lên màu thật, thường lộng lẫy. Những nhà côn trùng học thì  ước lượng rằng những bọ rầy có thể sống đến khoảng ba tháng trong tàn cây rừng, ăn lá, sinh sản… và ẩn trốn.

Loài bọ Chrysina phát triển như một con ếch bám vào cây để tránh các con chim đói. Nhiều loài ếch nhiệt đới tiết ra chất độc và các loài chim biết để tránh “xực” chúng. Có thể có sự ‘bắt chước’ ở đây, nhà côn trùng học David Hawks giả thuyết, “Nó chỉ là một ý tưởng, nhưng là một điều rất hấp dẫn để khám phá thêm.”

 

alt

Những khám phá mới về loài bọ rầy C. cusuquensis sống giữa ở độ cao 6,000 feet, và được xem là một loài bọ rầy đặc thù của một vùng rừng nhiệt đới tại Cusuco. Đường đi đến vùng môi sinh của loài bọ này phải đi ngang những đoạn đường khúc khuỷu và con đường mòn nguy hiểm đến “ná thở”. Điều này cũng tương tự  với loài C. cavei . Những con bọ rầy đực dùng cặp chân sau để đấu nhau tranh giành “bạn gái”.

Những nhà côn trùng học bắt đầu đánh dấu trên cánh bọ rầy bằng  những lỗ kim nhỏ xíu ngày và địa điểm bắt. “Có những đêm chúng tôi bắt những con trùng lặp, nhưng thường thì chúng tôi sưu tập được cả đám côn trùng mới tinh,” Dave háo hức chia sẻ, “Thật là thú vị.”
Họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu đặc tính và môi sinh của những trang sức có cánh này. Những nhà côn trùng vẫn đang tìm cách để “gặt hái” thêm loài bọ rầy này từ những vùng hoang dã và giúp duy trì những công trình bảo tồn rừng.

Nhưng vào những đêm rừng nhiệt đới, loài bọ rầy trang sức tuyệt đẹp này có một giá trị đáng kể và đi xa hơn bất cứ thị trường nào sẽ mang lại.

 

alt

Bên ngọn đèn thủy tinh giữa đàn côn trùng đêm nhảy múa,  David Hawks đang gắng lựa ra giống bọ rầy Chrysina từ một rừng cánh côn. Và khi những con bọ rầy cánh bóng loáng như  kim loại bay lấp lánh dưới ánh sáng tựa như những ngôi sao trên trời sa xuống đất,  những người dân địa phương đôi khi ngồi quây quần để thưởng thức  màn diễn đặc sắc này.

HD