Menu Close

Đi trầm ở Quảng Nam

Sáng ngày 30 Tháng Năm, tại VN,  một tòa án ở tỉnh Quảng Trị tuyên án tử hình 2 bị cáo Hồ Văn Công (sinh năm 1975,thường trú xã Hướng Lập, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị) và Hồ Văn Thành (sinh năm 1974, thường trú xã Hướng Sơn, Hướng Hoá) về tội danh “Giết người, Cướp tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”. Năm người phu đi tìm trầm trong rừng giáp biên giới Lào bị hai người này và một đồng bọn người Lào giết chết.

 

alt

Quảng Nam là vùng đất nổi tiếng về trầm tốt, hiện giá trầm loại một vào khoảng 5-6 tỷ VNĐ/kg. Vì giá cao như vậy nên rất nhiều người dân vùng Đại Lộc (vùng nổi tiếng về những người đi trầm chuyên nghiệp) bất chấp những nguy hiểm, tốn kém… đổ xô tìm trầm mong đổi đời.

“Ngậm ngải tìm trầm” là câu nói của người xưa để miêu tả sự gian lao, khắc nghiệt của những “phu trầm” đi tìm trầm hương, thậm chí mất mạng như vụ án nói trên, nhưng vì giấc mơ đổi đời thôi thúc, nhiều trai làng ở vùng Đại Lộc tỉnh Quảng Nam đã không ngại đi xuyên rừng tìm trầm.

 

alt

Sau gần một ngày vượt đèo lội suối theo những phu trầm, chúng tôi đến được nơi đóng trại. Trại thường đóng bên các dòng suối nhỏ để có nước sinh hoạt Trại này gọi là trại võng, vì móc võng lên nằm. Ngoài ra còn trại đất, tức nằm dưới đất, loại trại này người dân tộc Cơ Tu hay dùng; trại Phú Khánh, là trại cá nhân, mỗi người một trại nhỏ nằm trên sạp bằng gỗ rừng, sở dĩ có tên gọi là trại Phú Khánh vì trại này được người dân vùng Phú Khánh cũ hay dùng.

Bước chân của người phu trầm ở Đại Lộc in dấu khắp nẻo đường rừng, không chỉ ở Quảng Nam mà còn đến cả Khánh Hòa và trên khắp mọi miền, miễn nơi đâu nghe đồn có trầm là họ tìm đến.

 

alt

Buổi sáng, sau khi cơm nước xong, mỗi người mang một gùi nhỏ đựng dụng cụ làm trầm, cơm nước cho buổi trưa rồi chia ra mỗi người một ngả để tìm trầm.Rất nhiều nguy hiểm mà người phu trầm phải đối mặt như rắn, rít, đi lạc đường…

Trầm, kỳ nam được sinh ra từ phần bị thương của cây Dó bầu. Từ chỗ bị thương trên thân cây, sẽ tiết ra loại nhựa thơm, lâu ngày tích tụ thành trầm. Trầm chỉ có ở trong những khu rừng già ở Việt Nam. Do đó, để tìm thấy trầm, “phu trầm” phải đi rất nhiều ngày trong rừng già.

 

alt

Người đi tìm cây Dó còn sống để lấy trầm gọi là đi chặt gió xanh. Chất lượng trầm trên cây Dó còn sống thường kém nên giá cũng rẻ. Dân đi trầm chỉ mê những cây Dó đã chết lâu năm, vì lúc này thân cây đã mục hết, chỉ còn lại trầm, chất lượng trầm ở những cây này vào loại tốt.

Tuy thất vọng nhưng không nản, họ lại tiếp tục tìm Đe khác, giấc mộng đổi đời vẫn nung nấu, vì thật ra, họ cũng chẳng có nhiều lựa chọn cho cuộc sống thất nghiệp kéo dài.

 

alt

Trước tiên đào xuống ngay gốc cây Dó rục để tìm trầm trong gốc cây Dó. Dùng bật lửa để phân biệt đâu là trầm, đâu là gỗ mục, vì rất nhiều loại gỗ mục có màu giống như trầm. Sau đó là đào rộng ra, men theo rễ cây Dó. Trung bình một cây Dó lớn thì diện tích phải đào xới khoảng 100 mét vuông.

 

alt

Đây là “Đe”, tức là gốc một cây Dó đã chết, thân mục hết, đất sụt xuống. Chỉ có dân đi trầm chuyên nghiệp mới nhận biết được đâu là Đe.

 

alt

 

alt

Bữa cơm trưa đạm bạc.

 

alt

Sau 8 ngày đào xới liên tục, kết quả chỉ có 2 miếng trầm nhỏ xíu

ĐT