Menu Close

Australia – Thám hiểm các vực núi

Người ta cho rằng Thụy Sĩ có núi để leo, Canada có hồ để chèo xuồng, Úc thì có hẻm núi cho những tay đam mê thám hiểm. Họ “thòng dây ” để leo xuống các vực núi sâu. Một hình thức khác biệt giữa leo núi và thám hiểm hang động là bạn đi xuống, thay vì lên; thường là thông qua những đường hầm ẩm ướt và lối đi hẹp.
 

alt

Deep in Danae Brook. Photo: Mark Watson.

Không giống những nơi khác với hẻm núi như Utah, Jordan hoặc Corsica.  Úc, phong phú và đa dạng hơn về di sản của những khe núi và hang động. Thám hiểm những mục tiêu này là hình thức siêu đẳng của sự “đi dạo” hay thám hiểm trong rừng, điều mà thổ dân đã làm hàng chục ngàn năm trước khi người Châu Âu đến. Nhưng vì không dây và thiết bị kỹ thuật, thổ dân không thể khám phá những khe động sâu nhất.

 

alt

Cascades dương xỉ khổng lồ, phát triển mạnh ở môi trường không khí ẩm ướt và mọc chen chúc giữa các vách tường đá hẹp ở Claustral Canyon. Hẻm núi được khám phá vào năm 1963.

Với những sợi dây thừng nhưng không có GPS, những tay mạo hiểm lao vào các hẻm núi bí ẩn của Blue Mountains. Ngày nay, hàng ngàn người Úc lang thang trong các hẻm núi. Họ xuống bằng những sợi dây thừng. Nhưng chỉ một ít người trong họ khám phá được những cái mới.  Họ tìm kiếm những hẻm núi xa xôi, hiểm trở nhất. Ông Dave Noble, một trong những tay kinh nghiệm của Úc thì cho rằng, “Tối, hẹp, và ngoằn ngoèo thì càng tốt hơn!” Nhưng  nhiều người lo ngại phải làm thế nào nếu lỡ bị mắc kẹt không thoát được. “Thì bạn phải buộc mình thử thách và ứng biến với tình cảnh để thoát thân!”  Ông nói như khẳng định.

 

alt

Ánh sáng xuyên vào hang động ở Rocky Creek Canyon

Trong 38 năm, Noble đã  khám phá gần 70 hang động đầu tiên  ở dãy núi Blue Mountain. Chỉ vài giờ lái xe về hướng Tây Sydney, vùng núi hẻm hóc này có hàng trăm khe núi bất ngờ. Chút ngang ngược và cá tính, Noble 57 tuổi , chưa từng lái xe hơi. Ông đạp xe gần 20 dặm mỗi ngày qua vùng ngoại ô Sydney để giảng dạy môn Vật lý ở một trường trung học. Mặc dù ông tự mình chú thích bản đồ địa hình hẻm núi mà ông đã khám phá và đặt tên như Cannibal, Black Crypt, Crucifixion… và đăng những hình ảnh này trên trang web cá nhân. Nhưng ông chẳng bao giờ cho biết địa điểm chính xác của  những “điểm nóng” này. “Đó là đạo đức của chúng tôi,” ông nói, “Hẻm núi hoang dã, hãy để những người thích mạo hiểm có thể thách thức cảm giác khám phá của họ. Đây là một phần của sự bí ẩn kỳ diệu.” 

 

alt

Những tay leo hang thực hiện theo cách của họ, “đi dạo” khu rừng hàng giờ trước khi định vị địa điểm để leo xuống hang.

Đối thủ cao tay trong môn thể thao này là Rick Jamieson, người đối lập tư tưởng với Noble bằng cách viết một cuốn sách hướng dẫn tiết lộ vài địa điểm bí mật của cảnh quan hẻm núi. Ở tuổi 70, Jamieson vẫn vui tính và còn đam mê thám hiểm hang động. “Chúng ta may mắn là GPS không định vị địa hình ở những vùng núi, khe hẻm nên vẫn giữ được tính chất mạo hiểm của bộ môn thể thao này.” Jamieson chia sẻ.

 

alt

Bạn sẽ cảm giác như bị nuốt chửng bởi trái đất khi bị lọt thỏm trong một cái  “hố đen” sâu hoắm Calcutta ở Claustral Canyon. Những tay leo hang đầy kinh nghiệm đều tránh leo xuống hang này sau những trận mưa lớn.

Bộ môn “Leo hang”  của người da trắng bắt đầu từ thập niên 40, nhưng những khe núi lớn nhất vẫn chưa được khám phá cho đến thập niên 60, khi những sợi dây thừng leo núi hiện đại và những trang bị leo núi trở nên thông dụng. Danae Brook Canyon, ẩn dật giữa mê cung của dãy núi Blue Mountain, là một trong những hẻm hang thử thách, khó khăn nhất. Trong một cuốn sách hướng dẫn, Jamieson đã viết là, “một ngày dài, rất dài” – một thuật ngữ để diễn đạt sự phức tạp của độ sâu và sự khó khăn để leo xuống bằng một sợi dây thừng.

 

alt

Một caynoneer chịu đựng hàng tấn nước dưới một thác nước ở Empress Canyon. Ngay cả một tay leo hang giỏi vẫn dễ dàng cảm thấy như bị chết đuối trên không trung.

Vách hang thường rêu bám bao phủ. Luồn lách vào bên trong những tảng đá khổng lồ như ép mình giữa những bức tường thu hẹp, mười tầng lầu thác nước đổ. Những tay mạo hiểm buộc phải xoay người vào thác nước đổ ầm ầm, rất dễ đâm sầm vào đá. Tuy nhiên, sự trả giá luôn xứng đáng khi họ đứng trong một hồ nước bên dưới. Thác nước tuyệt đẹp đổ xuống như một dải lụa.  Và họ có thể  dễ dàng kéo xuống những sợi dây thừng. Thử thách là phải giữ cho sợi dây thừng không bị mắc kẹt. Và “đối phó” với những ralstone-  “tảng đá lăn” bất ngờ từ mọi hướng. Một người Mỹ, Aron Ralston, đã buộc phải cắt bỏ cánh tay mình để thoát hiểm khi một ralstone lăn đè trên anh ở một hẻm núi Utah. Năm 2006, một người leo núi đã ngã xuống một vách đá và đã thiệt mạng ở trong hang khe này. Một canyoneer chịu đựng ngập người dưới hàng tấn nước trong một cái thác ở Empress Canyon. Ngay cả một  trong những tay leo hang giỏi cũng dễ dàng cảm giác bị “chết đuối trên không trung.”

Cũng như những người leo núi khi đã leo lên được đỉnh cao. Họ có thể ăn mừng “chiến công”. Với những tay mạo hiểm leo hang thì may mắn là ở sự khám phá, cũng như bạn đi bộ hàng dặm và đột nhiên thấy mình được hiện hữu giữa một thiên nhiên huyền diệu!

 

alt

Ép người giữa khe hẻm hang Tiger Snake Canyon.  Bộ môn thể thao này đôi khi cũng phải cần nín thở  qua… khe!

HD