Menu Close

Nghề câu cá ngừ ở Việt Nam

Tháng Tư bắt đầu mùa câu cá ngừ. Một trong những tỉnh có tiếng nhất về nghề cá câu cá ngừ là tỉnh Phú Yên. Nghề này đang làm giàu cho hàng trăm chủ thuyền đánh cá của các tỉnh khác ở miền Trung như  Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Hàng ngày ngư dân ra biển thả câu bắt đầu từ 1 giờ trưa đến sẩm tối. Thời điểm kéo câu  từ trưa đến sáng ngày hôm sau. Chừng 10 thuyền viên trên một tàu, làm việc phải vô cùng ăn khớp nhau… Người thì gắn dây vào ròng rọc, người thì cầm cần câu táp đứng ra sát mạn tàu (một loại cần câu bằng gỗ rất cứng), người thì mở hầm đá lạnh chuẩn bị… Khi  cá ngừ cắn câu còn khỏe “ quậy” dữ dội nên trên tàu lúc nào cũng có một người cầm dây câu căng như dây đàn, vừa tung vừa hứng, vừa nhu vừa cương mỗi khi cá kéo chạy ra xa. Độ chừng 15 phút sau chú cá ngừ đã ngất ngư thì được kéo sát lại mạn thuyền. Thế là “phập”! Người câu bằng cần câu táp đã móc trúng đầu chú cá. Dây ròng rọc đã gắn sẵn, thế là cả gần 10 con người xúm lại hì hục lôi lên. Chú cá bị đập vào đầu cho chết, sau đó thì cho vào hầm lạnh liền tức khắc.

Cá ngừ xuất cảng đạt tiêu chuẩn là cá còn tươi, thịt đỏ, nên khi lên khỏi tàu là phải đưa vào hầm lạnh ngay. Người móc cá cũng rất quan trọng, chỉ được móc ngay phần đầu của cá, nếu móc trật ra ngoài thân thì cá sẽ mất giá.

alt

Bến cảng Tuy Hòa tỉnh Phú Yên
  
alt

Công nhân chờ “bốc vác” cá về kho lạnh bất kể trời mưa gió. Họ là những người phụ nữ, thường là vợ con của các ngư dân đang làm thuê trên các tàu cá.

alt

“Bốc vác” cá, một nghề lao động tay chân của những người dân bến cảng. Vẫn với cái cáng thô sơ để tải cá và hoàn toàn dùng sức người như ở thế kỷ 20.

alt

Cân cá- định giá để bán tại chỗ.

alt

Những người đàn ông thường ra biển, những việc “nhẹ” như làm cá dành cho phụ nữ.

alt

Giai đoạn làm sạch cá trước khi xuất cảng

alt

Nơi chứa cá đông lạnh.

alt

Giai đoạn cuối cùng, những con cá ngừ to lớn được chuyển lên xe đông lạnh chờ… “xuất ngoại”!

HT