Menu Close

Lytro Illum (Kỳ 103)

Cái tựa thoáng qua nghe giống tiếng Latin nhưng thật sự đó là một hiệu máy ảnh mới, được dự tính cho ra thị trường vào ngày 20 tháng 8 này. Nhiếp ảnh đã tiến triển một bước dài kể từ thế kỷ 19: từ những tờ kim loại qua giấy, từ trắng đen qua màu, từ phim qua “digital”. Nhưng phương pháp “tối cần thiết” này vẫn chưa bao giờ thay đổi: nhắm, lấy nét, bấm.

Hai năm trước đây, một công ty có tên là Lytro đã nghĩ ra một cách để đổi thứ tự này. Máy ảnh $400 của Lytro cho phép bạn nhắm, bấm – và rồi lấy nét, sau khi bạn đã chụp tấm hình. Một khi ảnh đã được chuyển tải qua máy điện toán của bạn, thì bạn có thể chỉnh sửa những phần nào sắc bén và phần nào mờ. Những người xem hình cũng có thể thay đổi chỗ có nét luôn. Vì vậy bạn có thể post một tấm hình online – thí dụ như Facebook – và rồi những người “follow” bạn có thể vọc với “tấm ảnh sống” của bạn, lấy nét những yếu tố khác nhau bằng cách bấm chuột.

Lấy nét sau khi chụp thật sự là một ý kiến mang tính chất “cách mạng”; máy ảnh Lytro được nhận hàng loạt giải thưởng, tiêu đề trên báo chí, và quảng bá rộng rãi. Sau những chậm trễ, máy ảnh Lytro cuối cùng được tung ra thị trường năm 2012. Và dù đã được xác minh rằng đây là một “phát minh kỹ thuật” mới nhưng trong thực tế, nó đã chìm lỉm trên thị trường – không ai chịu mua hết.

 

alt
Máy ảnh Lytro

 
Tái xuất với Lytro Illum (“il-LUM”).

Trong hai năm qua, tôi hiếm thấy một ai dùng máy ảnh Lytro. Và cũng chưa từng thấy một tấm ảnh “tái nét” trên Facebook hoặc Instagram. Máy ảnh đầu tiên của hiệu Lytro đã bị nhiều vấn đề. Bạn không thay pin được. Bạn không thay thẻ nhớ được. Bạn không quay video được. Độ phân giải chỉ được 1.2 megapixels. Màn ảnh của máy hình thì tí hon và bị nhiều hột.

Hơn hết tất cả, công chúng đã không chấp nhận máy Lytro “ngon” hơn một trò biểu diễn vỉa hè. Cũng “ngầu” thiệt nếu bạn có thể lấy nét của hậu cảnh trong lúc bạn làm mờ chủ thể – nhưng tại sao bạn lại muốn làm vậy? Có khi nào bạn lại muốn bất kỳ cái gì ngoài chủ thể rõ nét?

Lytro ôm sầu đau về và trở lại phòng thí nghiệm. Hai năm sau đó, họ quay lại với một mẫu máy khác, gọi là Lytro Illum (“il-LUM”). Khi bạn vừa thấy cái máy này, bạn sẽ biết ngay Lytro đã “tái  xuất”  với nội công thâm hậu hơn – và, lần này, họ đã tập trung vào mục đích chính của sự hiện hữu của nó.

 

alt

 “Ỳ-Lum” trong thực tế

Máy ảnh này to (bề ngang rộng 6 inch rưỡi), nặng (2 pounds), và đắt tiền ($1,600). Màn ảnh của máy rộng 4 inches theo đường chéo và rất rõ, ngoài ra nó còn bẻ lên hoặc xuống để người chụp có thể thấy dễ hơn. Mặc dù ống kính cố định trên máy (không thay được), nó có độ zoom 8x (ngang hàng với 30-240mm). Bây giờ cả hai pin và thẻ nhớ đều có thể được gỡ ra và thay. Sensor bên trong cũng lớn hơn trước nhiều, nên máy ảnh sẽ “biểu diễn” tốt hơn nhiều trong trường hợp ánh sáng chập choạng. Độ phân giải cũng cao hơn. Trong thế giới của Lytro thì không tính theo megapixels. Nhưng nếu bạn thật sự muốn biết, máy Illum ghi lại khoảng 40 megapixels (Lytro gọi đó là “megarays”).

Nói đúng ra, Lytro không còn nghĩ đây là một máy ảnh cho người tiêu thụ tầm thường; máy Illum được dành cho những tay chuyên nghiệp và những tay chụp “tài tử có tiền”!

 

alt

Với một cú nhấp chuột, tâm điểm của bức ảnh có thể tự động thay đổi.

Thời gian sẽ cho biết

Lytro đã chuyển hướng cho hình tượng của máy ảnh Illum như một dụng cụ nhiếp ảnh sáng tạo khác thường – nhưng có lẽ lại là một dụng cụ bạn sẽ không dùng trong mọi trường hợp. “Chiếc Illum sẽ không thay thế máy DSLR của bạn,” một giám đốc sản phẩm Lytro cho biết,  Ngược lại, “nó sẽ nằm trong túi vác với những đồ nghề khác.”

Bất cứ ai cũng có thể tiên đoán sự thất bại của máy Lytro đầu tiên. Nó quá “sang” cho người tiêu thụ nhưng quá giới hạn cho những người chụp chuyên nghiệp. Máy ảnh mới, Illum, vẫn còn khó để học xài, vẫn không quay video được, và vẫn không phải là một đối tượng tốt như một máy ảnh thường ngày. Ngay cả ưu điểm đặc biệt duy nhất của nó, không luôn luôn xài được, bạn phải sắp xếp đúng khoảng cách và góc cạnh, nếu không thì việc “tái lấy nét” sẽ không hữu dụng.

Nói cách khác, bạn bỏ ra $1,600 chỉ để xài tốt một ứng dụng – lấy nét sau khi chụp – hấp dẫn và ngoạn mục – nhưng Lytro có lẽ hơi tự tin trong sự tưởng tượng bao nhiêu người sẽ bỏ tiền ra mua sản phẩm  này.

 

alt

Lytro Illum

AN