Lối vào là một lỗ ẩm ướt dưới đất chỉ lớn hơn một hang động vật, bị che khuất bởi những rậm gai trong một khu rừng hẻo lánh ở miền Đông Bắc nước Pháp. Hàng chục khoảng không gian ngầm như thế đã được khám phá. Đó là những bức tường đất xưa của “đường hầm thế kỷ” trong bóng tối, những con đường ngầm hun hút này thường dài đến vài trăm mét.

Nơi này, vào những ngày sau Hè của 100 năm trước, sau khi bùng nổ Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất; các chuyên viên quân sự Đức đã thay phiên lặng thầm ngồi theo dõi, chăm chú lắng nghe từng tiếng động nhỏ của đối phương. Và khi âm thanh của tiếng xẻng đào gần kề, có nghĩa là một nhóm địch quân có thể chỉ ở cách vài dặm và đang đào một đường hầm tấn công thẳng về phía họ. Sự nguy hiểm lớn rình rập khi tiếng đào xới dừng lại…,tiếp theo là âm thanh của những bao tải và hộp được xếp chồng lên nhau lặng lẽ. Đó là dấu hiệu rằng kẻ thù đang đặt chất nổ ở cuối đường hầm. Sau đó, tất cả đều im lặng đến nghẹt thở. Bởi bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị “nổ banh xác” hoặc bị chôn sống.
Trong thung lũng Oise, các kỹ sư Đức đào mạng lưới các đường hầm bí mật bên dưới chiến hào của quân Pháp. Vào ngày 26 Tháng 1, Đức cho nổ, giết chết 26 binh lính Pháp và làm bị thương 22.
Những người lính trong Thế Chiến Thứ Nhất ghi lại sự hiện diện của họ trong những nét chữ ký bằng bút chì, hoặc những phác họa bằng phấn trên tranh biếm họa hay những dấu tích điêu khắc trên các tác phẩm điêu khắc. Nghệ thuật dưới lòng đất này được nhiều học giả Thế chiến Thứ Nhất dành nhiều năm nghiên cứu. Hình ảnh được đưa ra ánh sáng là những người lính đã phải chịu đựng trong thế giới dưới lòng đất. Họ để lại chữ ký, hình ảnh phụ nữ gợi cảm, biểu tượng tôn giáo, tranh hoạt họa và nhiều hơn nữa. Nhiều người trong số họ không còn sống sót qua cơn ác mộng trong những chiến hào.
Một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ vô danh, khắc họa hình ảnh một người lính Pháp đang cầu nguyện trong nhà nguyện dưới lòng đất cách đây 100 năm.
Đến cuối năm 1914, Đức đào xong một mạng lưới rộng lớn chiến hào trải từ bờ biển Bắc đến biên giới Thụy Sĩ. Một cuộc chạy đua vũ trang dẫn đến sử dụng đầu tiên khí độc, rồi tới pháo binh và xe tăng. Trên mặt trận phía Tây, hàng triệu binh sĩ thiệt mạng vô ích trong những cuộc tấn công và những pha phản công. Trong sự kìm kẹp của bế tắc chết người này. Đức và đối thủ là Pháp và Anh phải dùng đến các chiến thuật bao vây, mục đích là để khai thác thế yếu của đối phương rồi cho “nổ tung” họ. Các pha phản công bị cản trở bởi những sự phá hủy các chiến hào. Đỉnh cao của cuộc chiến tranh chiến hào, vào năm 1916, các “binh đội đường hầm” Anh phát nổ khoảng 750 chiến hào trăm dặm phía trước. Quân Đức chẳng kém với con số 700 chiến hào. Đồi núi thủng như những miếng pho mát Thụy Sĩ. Những cuộc chiến không chỉ giới hạn ở chiến hào, những mỏ đá bỏ hoang xưa kia trở thành nơi trú ẩn của hàng ngàn binh sĩ. Cuộc sống trong những mỏ đá rộng lớn này vẫn tương đối “dễ chịu” hơn những địa ngục bùn lầy của các chiến hào.
500 mẫu khắc vào đá trong 6 tuần trong năm 1918, gồm tên, địa chỉ, biểu tượng tôn giáo, lòng yêu nước và những hình ảnh khác của binh sĩ Hoa Kỳ trong một mỏ đá ngầm tại Chemin des Dames
Một ký giả khi đến thăm một trong những hang động vào năm 1915 viết rằng, “một nơi trú ẩn khô ráo với rơm, một ít đồ đạc, một ngọn lửa… là cả một sự xa xỉ cho những người lính trở về từ các chiến hào. Thế nhưng họ cũng chẳng thể tránh khỏi ‘tai họa” của nạn chí rận, chuột, bọ chét và sự ẩm ướt. Rất nhiều người bệnh tật. Và để vượt qua khổ ải, những người chiến binh kiệt sức chỉ mơ mộng về những hình ảnh phụ nữ nảy nở trên các bức tường đá. Nhưng ở đó, cũng không thiếu bức chân dung tình cảm và lý tưởng…”
Một số mỏ đá có thể là nơi trú ẩn của hàng ngàn binh sĩ. Vào năm 1918, xe tăng, pháo binh, và các cuộc tấn công trên không đã làm chiến trường trở nên khốc liệt hơn. Các quân đội bắt đầu từ bỏ vị trí cố thủ dưới lòng đất.
Một mỏ đá thời trung cổ kéo dài hơn bảy dặm, với lối đi xoắn và trần nhà cao như một ga điện ngầm được tìm thấy như một mê cung đáng kinh ngạc. Năm 1915, người Đức kết nối những mỏ rộng lớn này để xây dựng chiến hào tiền tuyến với đèn điện, điện thoại, tiệm bánh và thịt, một bệnh viện và một nhà nguyện… Trên các bức tường của hang động, quân Đức đã ghi tên và trung đoàn của họ, biểu tượng tôn giáo và quân sự, điêu khắc, tranh biếm họa, và các phim hoạt hình.
Pháo đài quan sát bảo vệ thành lũy Verdun, ở miền Đông Bắc nước Pháp. Nơi Quân Đức nỗ lực đẩy Pháp ra khỏi đường hầm bằng súng phun lửa.
Trong sáu tuần lễ đầu của tháng 2 năm 1918, những bức tường đá nhộn nhịp với âm thanh và nặng mùi đàn ông của hàng trăm binh lính Mỹ. Chủ yếu là tân binh. Những người đàn ông đã dành nhiều thời gian trang trí mỗi inch vuông của bức tường. Hàng chục biểu tượng tôn giáo và yêu nước mang tính nghệ thuật cao như chân dung của Chú Sam, Buffalo Bill; và tranh biếm họa của kaiser. Những người lính còn để lại những biểu hiện cá nhân về bản sắc riêng và sự sống còn. Nhưng những di sản độc đáo này từ thời chiến tranh đang bị đe dọa vì kẻ phá hoại và trộm cướp.
Một cầu thang chạm khắc dẫn xuống các chiến hào.
Các tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sĩ vô danh – luôn là những di sản bất diệt của một thế giới trú ẩn dưới lòng đất…
Chân dung của một chàng “Dăng Ky”
HD