Theo trang mạng Payscale.com, tuổi 40 là mốc tuổi mà cả nam lẫn nữ đều đạt được những thành quả cao nhất về mức thu nhập tài chính. Nhưng khi có thu nhập cao, thì chúng ta lại càng khó kiểm soát mức chi tiêu của mình. Những hoá đơn mà bạn nghĩ mình sẽ dễ dàng thanh toán hàng tháng như tiền nhà, chi phí cho các kỳ nghỉ, tiền mua xe, v.v.. bỗng nhiên chốc lát trở thành những con số khổng lồ ngoài khả năng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng không còn dư tiền để đầu tư vào tài khoản hưu trí hay quĩ tiết kiệm cho học phí đại học của con mình. Sau đây là một vài sai lầm rất phổ biến bạn nên tránh:
1) Muốn có một ngôi nhà lớn hơn
Khi vào độ tuổi 40, bạn có cảm giác như mình lớn hơn rất nhiều, căn nhà ấm cúng mà bạn đang ở sao mà nhỏ bé quá, chỉ thích hợp khi bạn còn 30 tuổi mà thôi và bạn luôn muốn mua 1 căn nhà khác rộng hơn, lớn hơn. Đây chính là một cám dỗ bạn cần phải tránh: một căn nhà lớn hơn đồng nghĩa với việc bạn phải tiền nhà mỗi tháng cao hơn, phí bảo trì nhà cũng cao hơn và thuế nhà chắc chắn sẽ cao hơn. Bạn sẽ phải hy sinh phần tiền để riêng cho quĩ hưu trí và đại học cho những chi phí của ngôi nhà.

Có nên đổi nhà lớn hơn ở tuổi 40 (NGUỒN JUDGEBRIX)
2) Quan tâm quỹ đại học hơn quỹ hưu trí
Ngày nay, tuy chi phí đại học rất tốn kém, nhưng nếu các bậc cha mẹ lại dùng quĩ hưu trí của mình để tài trợ cho việc học của con cái thì đó là một sự hy sinh không cần thiết. Bản thân cha mẹ hoặc con cái có thể mượn những khoản vay với lãi xuất thấp để chi trả cho học phí trên đại học. Tiền hưu trí là khoản tiền bạn không nên đụng vào trước khi đến tuổi về hưu. Nếu bạn lo lắng về chi phí đại học, có rất nhiều cách để giảm bớt chi phí này: khi các em còn đang học trung học, hãy khuyến khích các em cố gắng học giỏi để đạt được những xuất học bổng sau này, tìm kiếm các học bổng từ doanh nghiệp địa phương hay thông qua công ty bạn đang làm việc. Khi đến thời gian xin vào đại học, hãy chọn các trường công lập và cao đẳng cộng đồng trước khi chọn những trường khác.

Để dành tiền cho con học college (NGUỒN HUFFINGTONPOST)
3) Đầu tư ngay khi ở độ tuổi 20
Một khi bạn đạt độ tuổi 40, thu nhập của bạn có thể sẽ dừng ở một mức nhất định, trong khi đó, các chi phí lớn hàng tháng bạn phải chi trả như nhà ở, phương tiện đi lại, chăm sóc con cái, bảo hiểm sức khoẻ vẫn tiếp tục gia tăng mỗi ngày, bạn sẽ không có nhiều tiền dư để đầu tư vào quỹ hưu trí lúc này. Nếu bạn đã đi làm thì nên đầu tư vào quỹ hưu trí của mình ngay từ khi còn trong độ tuổi 20, ít nhất tăng 1% số tiền đầu tư mỗi năm thì bạn sẽ rất ngạc nhiên số tiền lợi nhuận mình sẽ có được khi đến tuổi hưu.

Để dành tiền hưu trí càng sớm càng tốt (NGUỒN WEALTHFRONT)
4) Đầu tư quá bảo thủ
Thành quả đầu tư có lẽ cũng tùy thuộc vào sự rủi ro của mỗi người. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá bảo thủ trong các khoản đầu tư của mình vì bạn sẽ không kiếm được lợi nhuận bao nhiêu. Bạn biết rằng mình sẽ nghỉ hưu ở tuổi 65, do đó bạn vẫn còn có hơn 20 năm để có thể đầu tư và kiếm được mức lợi nhuận cao hơn so với những cách đầu tư thông thường như CD, bonds… Những người cố vấn tài chính có thể hướng dẫn bạn để chọn sự đầu tư hợp với bạn.
5) Dùng khai phá sản như một giải pháp tài chính
Trong đợt suy thoái kinh tế vào năm 2009, nhiều người đã lâm vào cảnh nợ nần, hơn 1.4 triệu người Mỹ đã đến tòa án phá sản, tăng 32% so với năm trước đó. Khai phá sản chỉ là một giải pháp tạm thời và có những hậu quả lâu dài không thể lường trước được:
– Bạn sẽ bị mất điểm tín dụng trong vòng 7 năm.
– Bạn sẽ rất khó kiếm việc làm, đặc biệt với các công ty chuyên về lãnh vực tài chính.
– Khi bạn xin 1 thẻ tín dụng mới, chắc chắn sẽ bị áp đặt một lãi xuất cao ngất ngưởng.

Tránh khai phá sản (NGUỒN WAYSANDHOW)
6) Xem tiền đầu tư hưu trí và sở hữu nhà giống như tiền bỏ ống
Đáng buồn thay, quá nhiều người Mỹ có xu hướng xem số tiền họ có trong quỹ hưu trí hay tiền vay sở hữu nhà (home equity loan) như một quỹ khẩn cấp, có thể dùng bất cứ lúc nào khi họ rơi vào thời kỳ khó khăn hoặc khi họ thay đổi công việc làm. Trong năm 2013, hơn 30% số người ở độ tuổi 40 đã rút hết số tiền họ có trong tài khoản hưu trí sau khi thay đổi công việc. Họ không chỉ phải đối mặt với hình phạt thuế do rút tiền trước tuổi hưu mà còn bỏ lỡ bao nhiêu năm lợi nhuận trong tương lai từ các khoản đầu tư.
Xem việc mượn tiền sở hữu nhà của bạn như rút tiền bỏ ống thì càng nguy hiểm hơn. Bạn sẽ phải trả lệ phí cho việc tái tài trợ ngôi nhà, trả thêm các lãi suất mới và điều tồi tệ nhất là bạn có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn giá trị thật sự của ngôi nhà.