Menu Close

Sản phẩm mới cho người khiếm thính

Hiện nay có khoảng 370 triệu người khiếm thính trên toàn thế giới, gồm người bị điếc hoàn toàn, và người có thính lực kém hay lãng tai. Người khiếm thính gặp trở ngại rất lớn trong việc giao tiếp, ngay cả khi họ sử dụng loại ngôn ngữ ra dấu bằng tay (sign language) vì không phải ai cũng biết ngôn ngữ này. Có hai biện pháp có nhiều triển vọng sẽ giúp đỡ cho người khiếm thính “nói chuyện” được trong tương lai.

alt

alt

– Đầu tiên là một bộ dụng cụ có tên là Uni, trong đó có một tablet, một khung được trang bị các sensor cảm nhận sự di chuyển của bàn tay, và một phần mềm kèm theo. Khi người khiếm thính nói chuyện bằng cách sử dụng tay ra dấu, khung này sẽ ghi nhận hình ảnh cử động và phần mềm sẽ chuyển dịch từ cử động này ra thành lời nói. Trên màn hình của tablet, người sử dụng còn nhìn thấy các “chữ” mà họ ra dấu. Vì sign language (ngôn ngữ dùng tay ra dấu) có nhiều “phiên bản” khác nhau và giữa các phiên bản có sự khác biệt chút ít, vì vậy để tiện dụng, người sử dụng hệ thống này có thể bỏ thêm vào máy những kiểu cử động mới của bàn tay kèm theo ý nghĩ của nó. Điều này giống như thể trong máy có chứa “thư viện” ghi nhớ các ký hiệu của bàn tay và người ta có thể thêm vào đó. Hiện tại, hệ thống này hoạt động được với máy Dell Tablet Venue 8. Sắp tới sẽ có phần chạy trên Android và iOS. Giá bán dự trù của sản phẩm này là $499 và sẽ xuất hiện trên thị trường vào năm tới.

alt

– Cách thứ hai không phải là một dụng cụ giúp đỡ, mà người ta tìm cách thay đổi tình trạng tai nghe. Biện pháp này đang được thử nghiệm trên chuột và có rất nhiều triển vọng giúp phục hồi lại khả năng nghe cho những người mà thính lực bị giảm sút nhẹ hoặc nặng vì việc tiếp xúc tiếng ồn thường xuyên hoặc cường độ quá cao đã làm tổn hại các khớp thần kinh trong tai. Các khoa học gia của trường Harvard và Chicago đã sử dụng biện pháp tạo ra một loại protein ngay trong tai của bệnh nhân sau khi bơm vào đó một loại thuốc để kích hoạt một số “genes” đặc biệt trong tế bào ở tai trong. Sau đó, các tế bào này sẽ tiết ra chất NT3, là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì các khớp thần kinh. Thử nghiệm trên chuột cho thấy sau 2 tuần, chuột “lãng tai” có khả năng nghe tốt hơn nhiều so với lúc trước khi được điều trị. Người ta còn đang tiếp tục thử nghiệm trên người và có thể sẽ phải mất vài năm nữa trước khi được hoàn tất.

alt

Hình chụp qua kính hiển vi các dây thần kinh  ở tai trong của chuột. Các điểm đỏ là các khớp thần kinh