Định luật II Newton
Khi một lực tác động trên một vật, nó làm cho vật đó gia tốc (accelerate): đi nhanh hơn, chậm hơn, hoặc đổi chiều). Số gia tốc tùy thuộc vào mức độ lớn nhỏ của lực hoặc khối lượng của vật. Lực càng lớn hoặc vật càng nhỏ thì độ gia tốc càng cao.
Lực = Khối lượng x Gia tốc
Lực: Là kết quả của khối lượng và gia tốc. Lực tính bằng newton (N).
Khối lượng: Là số vật chất của một vật. Khối lượng tính bằng kilogram.
Gia tốc: là tốc độ nhanh bao nhiêu (bằng mét/giây) được thay đổi theo thời gian (bằng giây). Gia tốc tính bằng mét/giây trên giây (ms-2)
Khối lượng nhỏ, lực nhỏ
Đá nhẹ một trái banh (lực nhỏ), nó sẽ chạy theo một độ gia tốc đều đặn. Độ gia tốc bằng với lực chia cho khối lượng trái banh.
Khối lượng nhỏ, lực trung bình
Đá cùng trái banh đó nhưng mạnh gấp đôi, ta có độ gia tốc hai lần hơn. Nếu nó bay theo đường thẳng, độ gia tốc nhanh hai lần hơn trong cùng thời gian.
Khối lượng gấp đôi, lực lớn
Một trái banh nặng hơn cần một lực lớn hơn mới đẩy đi được. Nếu sử dụng lực 8 lần hơn lúc đầu và trái banh nặng hơn hai lần, thì có độ gia tốc 4 lần nhanh hơn gia tốc lúc đầu.
Định luật III Newton
Khi một lực tác động lên một vật thì luôn luôn có một lực ngang bằng tác động lại ngược chiều. Nếu lực đầu gọi là tác động, thì lực sau là phản lực. Định luật II này do đó được phát biểu vắn tắt thành: mỗi lực đều có một phản lực ngược chiều và cùng độ lớn.
Tác động (action)
Đứng trên ván trượt và đẩy tay vào tường (action). Tường đẩy lại bằng phản lực, làm ta xa tường ra.
Phản lực (reaction)
Nếu ta đẩy một người bạn cũng đang đứng trên ván trượt, lực từ ta (action) đẩy người bạn đó ra xa ta. Phản lực làm ta chuyển về hướng ngược chiều cùng bằng tốc độ như của người bạn.