Nổ để bay lên
Rất lâu trước khi có ai thử chế tạo ra hỏa tiễn (rocket), thì Luật chuyển động của Newton đã chứng tỏ rằng hỏa tiễn có thể hoạt động được. Robert Hutchings Goddard (1882-1945) là cha đẻ của loại hỏa tiễn thời hiện đại, nhưng vào năm 1916, khi ông đề nghị chế tạo một con thuyền không gian (spacecraft) thì người ta bảo là ông khùng. Họ cho rằng một hỏa tiễn không bao giờ có thể bay vào không gian được vì không có thứ khí nào có thể đẩy cho nó bay lên. Tuy nhiên, Luật chuyển động của Newton chứng tỏ rằng Goddard đúng.
Định luật thứ I
Khi hỏa tiễn được đặt vào giàn phóng, máy chưa nổ, thì không có lực nào tác động trên nó cả. Quán tính giữ nó lại trên bệ phóng nên nó đứng nguyên không chuyển động tới đâu được.
Định luật thứ II
Những bộ máy chính và các hỏa tiễn tăng tốc (booster rockets) bắn ra hơi thoát với vận tốc cao và nóng. Tác động này tạo ra một lực đi xuống cực lớn làm gia tốc đẩy cho hỏa tiễn lên cao.
Định luật thứ III
Lực tác động (hơi thoát đẩy xuống) tạo ra một phản lực ngang bằng và nghịch chiều (làm cho hỏa tiễn vọt lên). Hỏa tiễn không đẩy không khí, mà nó lên cao vì hơi thoát nổ đẩy xuống, do đó nó có thể bay cả trong không gian trống rỗng không có không khí.
Máy chính của một phi thuyền con thoi tạo ra một lực lớn tới 2 triệu Newtons.