Cuối năm 2014 với những tin tức vui buồn lẫn lộn, có 1 tin mà ai cũng quan tâm, đó là giá xăng tiếp tục giảm xuống làm cho người tiêu dùng rất thíach. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về dầu lửa. Dầu lửa (oil) được sử dụng rộng rãi trong đời sống và đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng. Lý do thực sự của việc giá dầu giảm chưa từng thấy phát xuất từ cuộc chiến tranh kinh tế. Đó là cuộc chiến tranh dầu lửa giữa các nước Hoa Kỳ, khối OPEC, Iran, Nga và những nước sản xuất dầu lửa khác. Từ trước đến giờ Hoa kỳ giấu và bảo vệ lượng dầu lửa khổng lồ của mình vì nhiều lý do (hai lý do chính nhất là Hoa Kỳ muốn dùng nó cuối cùng khi mà cả thế giới đã khai thác cạn kiệt dầu lửa và vì lý do muốn bảo vệ môi trường thiên nhiên) nhưng do sự căng thẳng của chính sách hiếu chiến của Nga ở Ukraine và Âu Châu, cũng như sự xung đột với Iran và khối OPEC, nên Hoa Kỳ thay đổi chính sách. Hoa Kỳ khai thác ngay trữ lượng dầu lửa khổng lồ của mình bằng kỹ thuật tân tiến nhất hiện nay là fracking (công nghệ khai thác dầu trực tiếp từ đá phiến sét, 1 kỹ thuật mới chưa được sử dụng bao giờ, nhanh chóng, sạch hơn, rẻ tiền hơn…)

Thủy lực cắt phá (tiếng Anh: hydraulic fracturing rút ngắn thành fracking) là kỹ thuật khai thác mỏ bằng cách dùng áp suất chất lỏng để làm nứt các tầng đá trong lòng đất. Đường nứt sẽ chạy theo mạch đất thiên nhiên, khai mở những khoáng chất vốn bị nén chặt trong lòng đất. Bằng cách bơm chất lỏng trộn với một số hóa chất và cát dưới áp suất cao vào giếng mỏ làm nứt vỡ tầng đá, một số địa chất như khí đốt và dầu mỏ có thể bơm lên được.
Kỹ thuật thủy lực cắt phá thường được dùng khai thác ở những vùng đá phiến dầu và khí đốt than để kích thích đất đá nhả và tăng lưu lượng khoáng chất. Thủy lực cắt phá này còn có ưu điểm là có thể đâm ngang trong lòng đất thay vì bị hạn chế theo chiều dọc.
Thủy lực cắt phá được dùng từ năm 1947 nhưng lúc đầu chỉ là thí nghiệm, đến năm 1949 mới áp dụng thương mại thành công. Tính đến năm 2012 có hơn 2.5 triệu vụ khoan mỏ trên thế giới dùng kỹ thuật này để khai thác dầu mỏ và khí đốt. Riêng ở Hoa Kỳ có hơn một triệu vụ. Tuy nhiên có nơi như Pháp thì lại ban luật cấm dùng kỹ thuật này.
Kỹ thuật thủy lực cắt phá hiện vẫn còn gây tranh cãi. Bên ủng hộ thì cho đây là động lực phát triển kinh tế bằng cách tăng hiệu suất khai thác mỏ và các chất hydrocarbons; bên phản đối thì lo hậu quả tai hại môi sinh, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí, cạn kiệt nguồn nước ngọt, và còn có thể gây động đất cùng những tác động xấu đến sức khỏe con người.
Thủy lực cắt phá là một yếu tố lớn làm giảm giá dầu thô vào năm 2012 từ 115 USD vào mùa hè xuống khoảng 70 USD vào mùa đông.
Sự khai thác mạnh mẽ dầu lửa ở Hoa Kỳ đã thay đổi nhiều khu nghèo nàn trở thành giàu có sầm uất ở North Dakota, Texas. Và làm cho giá dầu thô và giá xăng giảm mạnh. Và đây cũng là 1 bài toán, 1 cuộc chiến mà Hoa Kỳ đang dùng để đánh Nga, các nước Ả Rập…
Chúng ta vốn quen với những cách nói “nếu Nga cắt khí đốt, châu Âu sẽ chết rét”, “Nga dọa cắt khí đốt cung cấp cho châu Âu vào thời điểm mùa đông đang đến gần…” Điều đó thông thường là đúng: Châu Âu năm 2012 mua của Nga 24% tổng lượng khí đốt tiêu thụ.
“Vũ khí dầu mỏ và khí đốt” như thế đã trở thành vũ khí đối ngoại quen thuộc thường được Nga sử dụng khi có những bất đồng với châu Âu, nhất là trong một số sự kiện liên quan đến an ninh khu vực như cuộc xung đột Nga – Gruzia (2008), với tình hình chính trị và khả năng gia nhập EU và NATO của nước láng giềng UKraine…
EU đã chi 1,3 tỷ euro xây dựng đường ống dẫn khí đốt liên kết nối trên khắp Châu Âu từ năm 2009 Ảnh: Getty Images
Năm 2014, tưởng chừng sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, “vũ khí dầu mỏ và khí đốt” cũng sẽ được Nga vận dụng hữu hiệu, nhưng lần này không chỉ bất ngờ với Nga mà với toàn thế giới, chính vũ khí ấy dường như lại quay lại chống lại nước Nga.
Nước Nga vốn xây dựng ngân sách cho giai đoạn ba năm tiếp theo: 2015 – 2017 với cơ sở giá dầu 100 đôla Mỹ một thùng. Nhưng giá dầu liên tiếp giảm trong thời gian nửa cuối năm 2014, nhất là sau Hội nghị của Hiệp hội các nước xuất cảng dầu mỏ (OPEC) cuối tháng 11/2014 thống nhất duy trì sản lượng và do đó, tiếp tục “ghìm” giá dầu, làm cho giá dầu thô đã giảm xuống mức dưới 70 đôla Mỹ một thùng. Người ta tin rằng, chiến tranh đã thực sự nổ ra, một bên là Hoa Kỳ cùng Arab Saudi, và bên kia là Nga và Iran.
Cuộc chiến tranh thực, chính là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS), một “cuộc chiến ủy nhiệm” được Hoa Kỳ tiến hành chống Iran; còn cuộc chiến giá dầu, là chống cả hai. Lịch sử dường như đang lặp lại – cuối thập niên 1980 theo yêu cầu của Tổng Thống George W. Bush (Bush “cha”), Arab Saudi cũng cùng với Hoa Kỳ “ghìm” giá dầu xuống mức thấp. Ngân sách Liên Xô thâm hụt, Tổng thống (đầu tiên và cuối cùng) của Liên Xô Mikhail S. Gorbachev đang tiến hành hàng loạt các đàm phán quan trọng với phương Tây đã phải chấp nhận việc đi tìm các khoản vay và viện trợ, đưa tới sự suy yếu rõ rệt về vị thế chính trị trên trường quốc tế. Thêm nữa, tình hình sản xuất dầu ở Libya dần đi vào ổn định trở lại, cũng góp phần làm giảm giá dầu thế giới.
Nhưng người ta còn nói nhiều đến việc ngay trong năm 2014 này, Hoa Kỳ vươn lên trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Vốn dĩ Hoa Kỳ đã là nước có trữ lượng dầu và khí tự nhiên thuộc loại “có máu mặt”, nhưng theo quan điểm phát triển không khai thác tài nguyên thiên nhiên, nên Hoa Kỳ tập trung vào nhập cảng các loại nhiên liệu này.
Năm nay cũng là năm người ta nói nhiều đến việc Hoa Kỳ trong 5 năm vừa qua, âm thầm phát triển thành công công nghệ sản xuất dầu từ đá phiến sét – vốn được coi là một hoạt động sản xuất không hiệu quả, giá thành cao, đòi hỏi công nghệ phức tạp và tốn kém về xử trí môi trường…
Hoa Kỳ trong vòng sáu năm vừa qua, đã tăng sản lượng dầu mỏ của mình lên tới 70%. Về phía Arab Saudi, họ nhìn thấy ở một giá dầu thấp trong khoảng 70 – 80 đôla, là sự bất lợi lớn cho các kẻ thù của mình: Iran, Syria, Sudan.
Hoa Kỳ do làm chủ được công nghệ sản xuất dầu từ đá phiến sét, đã tung ra một đòn chiến lược hoàn toàn có khả năng đẩy hai nền kinh tế Nga và Iran tới bờ vực của sự sụp đổ.
Nhà nước Hồi giáo (IS) sống bằng nguồn dầu hỏa nơi họ chiếm được – nguồn beibart.com
TMH – orlando ngày 24 tháng 12 năm 2014