Menu Close

MM có nghĩa lý gì trên ống kính? (kỳ 126)

Nói thật vắn tắt, MM cho thấy chiều dài tiêu cự. Nhưng tôi chắc chắn bạn muốn biết nhiều hơn vậy. Bạn muốn biết tiêu cự nghĩa là gì và khi áp dụng kiến thức này có thể nâng cao trình độ nhiếp ảnh của bạn. Rất nhiều ống kính khác nhau có những tiêu cự khác nhau. Một số ống kính có một tầm tiêu cự, như 18mm tới 55mm, trong khi những ống kính khác chỉ có một tiêu cự cố định. Những ống kính có thể bao một tầm tiêu cự là ống kính “zoom”, bởi vì bạn có thể dễ dàng thay đổi tiêu cự và “zoom” vào chủ thể của bạn. Những ống kính khác được gọi là “fixed-length” hoặc “fixed” bởi chúng chỉ có một tiêu cự và không thể zoom tới lui.

 


Định nghĩa

Chiều dài tiêu cự sẽ là khoảng cách giữa ống kính và vách sau của máy ảnh nơi ảnh được ghi lại. Trong một ống kính 55mm, khoảng cách giữa miếng kiếng và sensor của máy ảnh là 55 mili-mét. Khoảng cách không thấy được vì miếng kiếng được chứa trong vỏ bọc bảo vệ, nhưng nếu không có vỏ đó, bạn sẽ có thể tự đo khoảng cách này được.

Hãy thử làm điều này. Lấy bàn tay của bạn và đặt nó khoảng hai tấc trước mặt bạn. Lấy nét trên bàn tay của bạn và cố gắng nhìn rõ như gương. Rồi từ từ nhích bàn tay tới gần mặt bạn trong lúc để ý kỹ.

Không cần biết bạn kỹ cỡ nào, bàn tay sẽ dần trở thành bị mờ và mất nét ở một khoảng cách nào đó. Khi điều này xảy ra, bạn đã qua khỏi giới hạn chiều dài tiêu cự của mắt bạn. Từ khoa học gọi là khoảng cách lấy nét tối thiểu (minimum focus distance). Theo trung bình, mắt con người lấy nét độ 50 mili-mét, như vậy điểm lấy nét nằm 50 mili-mét cách mặt của bạn.

Đây là cách bạn có thể dùng kiến thức về tiêu cự để có lợi cho bạn. Bạn có bao giờ tình cờ nghe người bán hàng trong tiệm máy ảnh nói về ống kính wideangle và telephoto? Bạn có bao giờ thắc mắc điều gì làm cho ống kính wideangle… rộng, và ống kính telephoto… thu gần? Câu trả lời là tiêu cự.

alt

NAG Andy Nguyễn vừa mang ống kính wideangle và ống kính super-tele để lấy đủ mọi ảnh xa hay gần – photo: Đặng Mỹ Hạnh

Những tiêu cự Wideangle và Telephoto

Một ống kính wideangle có tiêu cự nhỏ trong khi một ống kính telephoto có tiêu cự dài hơn. Nói chung, hầu hết những ống kính wideangle bắt đầu từ 35mm và xuống tới 1mm. Những ống kính telephoto bắt đầu từ 70mm và lên đến 1,700mm. Với một ống kính wideangle, tất cả mọi thứ trong khung ảnh nhìn như “zoom ra”, và những ống kính telephoto cho phép chúng ta “zoom vô” theo ý muốn.

Mỗi ống kính và tiêu cự có những mục đích nhiếp ảnh khác nhau. Đôi khi bạn cần phải đến gần chủ thể mà không quấy rầy nó, như trong nhiếp ảnh thú hoang dã, vậy bạn sẽ dùng một ống kính telephoto. Những lúc khác bạn muốn lấy hết toàn cảnh, khi đó bạn sẽ dùng một ống kính wideangle.

– Khi nào dùng ống kính wideangle?

Vì một ống kính wideangle có tiêu cự ở gần sensor của máy ảnh bạn, chính ống kính đó cần phải rộng hơn để có thể lấy đủ ánh sáng để đưa khung cảnh đó vào trong khung.

Nhiều người dùng ống kính wideangle để chụp ảnh phong cảnh vì ống kính sẽ “kéo” phần nhiều của cảnh đó vào trong hình. Trong khi cách này là một chiêu thức tốt, nó sẽ không thành công nếu bạn không có sẵn một bố cục trong đầu. Nói rõ hơn, đi mua một ống kính wideangle sẽ không lập tức biến bạn thành một nhiếp ảnh gia phong cảnh thành công.

Cá nhân tôi thích dùng những ống kính wideangle để đến thật gần chủ thể. Bạn cứ thử đi. Mua một ống kính 24mm, hoặc một ống kính zoom mà có luôn tiêu cự 24mm trong đó, và tiến đến sát chủ thể trước khi ảnh bị mờ. Khi bạn chụp tấm ảnh, chủ thể của bạn sẽ nhìn có chiều sâu hơn.

– Khi nào dùng ống kính Telephoto?

Những ống kính telephoto thật tiện lợi khi bạn không thể tiến tới gần chủ thể của bạn hơn, nhưng chúng cũng có những áp dụng khác. Chẳng hạn, một ống kính 70mm rất xuất sắc để chụp ảnh chân dung.

Một chiêu khác là “telephoto effect”. Bất cứ khi nào bạn zoom vào một vật gì ở xa, tấm ảnh bạn chụp được có vẻ bị mỏng.  Cũng tương tự như cảm giác của bạn khi bạn đi hiking trên vùng núi, và bạn thấy một ngọn núi xa xa. Những vật ở xa nhìn “flat” cho tới khi bạn đến một khoảng cách gần hơn.

Tóm tắt lại, dù bạn có dùng ống kính nào hoặc tiêu cự nào, luôn luôn lưu ý phải có bố cục. Nếu không tấm hình sẽ thành vô vị. ☺

alt

Cảnh Dallas ban đêm với ống kính wideangle – photo: andy nguyễn

AN