Mục Sư Luther Martin King, Jr. [1929-1968] là nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Châu. Ông được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình Năm 1964, được mệnh danh là một trong số những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong Lịch Sử Hoa Kỳ, cũng như trong lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. Thế giới ngưỡng mộ ông như một anh hùng, một nhà kiến tạo hòa bình và là Thánh tử đạo – người đã chết vì tranh đấu cho quyền bình đẳng của con người. Hôm nay 19 tháng 1 – kỷ niệm Ngày Sinh của Mục Sư King – toàn thể công chúng Hoa Kỳ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung, cùng tổ chức cùng tham dự cuộc diễn hành tưởng niệm người đã không hề run sợ khi tánh mạng bị đe dọa, đã sống và chết để bảo vệ tự do-công lý-bình đẳng cho tất cả mọi người.
Hơn năm thập kỷ trước vào ngày 28 tháng 08 năm 1963, thủ đô Washington của Hoa Kỳ cơ hồ bị rung chuyển, khi mục sư Martin Luther King đứng trước Đài tưởng niệm Tổng Thống Abraham Lincoln, bằng sức mạnh vô biên của tài hùng biện nói lên khát vọng cháy bỏng của ông về một thế giới tự do, bình đẳng, bác ái. “Tôi Có Một Ước Mơ – I Have A Dream” – bài diễn văn bất hủ của vị lãnh tụ da đen tranh đấu cho phong trào Nhân Quyền, chống phân biệt kỳ thị, từ đó đã trở thành ước mơ chung của toàn thế giới.

NGUỒN MRCONSERVATIVE.COM
“Five score years ago, a great American, in whose symbolic shadow we stand signed the Emancipation Proclamation. This momentous decree came as a great beacon light of hope to millions of Negro slaves who had been seared in the flames of withering injustice. It came as a joyous daybreak to end the long night of captivity.
But one hundred years later, we must face the tragic fact that the Negro is still not free. One hundred years later, the life of the Negro is still sadly crippled by the manacles of segregation and the chains of discrimination. One hundred years later, the Negro lives on a lonely island of poverty in the midst of a vast ocean of material prosperity. One hundred years later, the Negro is still languishing in the corners of American society and finds himself an exile in his own land. So we have come here today to dramatize an appalling condition.
In a sense we have come to our nation’s capital to cash a check. When the architects of our republic wrote the magnificent words of the Constitution and the declaration of Independence, they were signing a promissory note to which every American was to fall heir. This note was a promise that all men would be guaranteed the inalienable rights of life, liberty, and the pursuit of happiness.” [“I Have A Dream” – Martin Luther King Jr.]
“Một trăm năm trước đây, một người Mỹ vĩ đại, hôm nay chúng ta đang đứng dưới bóng tượng đài của Người, đã ký bản Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ. Tuyên ngôn lịch sử này đã trở thành ngọn đuốc hy vọng cho hàng triệu nô lệ Negro, những người bị thiêu đốt trong ngọn lửa bất công. Ngọn đuốc hy vọng này đến, như hừng đông tươi sáng chấm dứt đêm dài tăm tối.
Nhưng một trăm năm sau, chúng ta lại đang phải đối diện với sự thật của một bi kịch khác, người Negro vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, đời sống của người Negro vẫn buồn thảm lê lết vì xiềng xích của sự ngăn cách, và gông cùm của nạn kỳ thị. Một trăm năm sau, người Negro vẫn phải sống trên hoang đảo nghèo đói, giữa biển cả trù phú phồn vinh. Một trăm năm sau, người Negro vẫn héo hắt lang thang ở góc phố tối tăm trong xã hội Hoa Kỳ, họ nhận ra họ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương của mình. Vì thế hôm nay chúng ta đến đây, cùng cất cao tiếng, nói lên điều kiện thương tâm của chúng ta.
Hiểu theo một nghĩa khác, chúng ta đến thủ đô để đổi tấm chi phiếu có tiền bảo chứng. Khi các kiến trúc sư của nền dân chủ Hoa Kỳ viết những lời tuyệt đẹp cho bản Hiến Pháp và tuyên bố Độc Lập, họ cũng đã ký một tờ tín phiếu, xác định mọi công dân Mỹ đều có quyền thừa kế. Tờ tín phiếu này là một lời tuyên hứa, mọi người dân đều được bảo đảm những quyền lợi không thể tách rời, là quyền được sống, quyền được tự do, và quyền được kiếm tìm hạnh phúc.” [HV chuyển dịch]
Năm mươi hai năm trước, không chỉ có 250,000 người hiện diện tại thủ đô Washington, mà hàng triệu người đấu tranh cho Nhân Quyền trên khắp thế giới, đều như đã được ngọn lửa đấu tranh cho tự do -công lý-bình đẳng của mục sư King soi sáng và thêm sức mạnh. Bài diễn văn hùng hồn của ông là tiếng chuông hiệu triệu, cổ vũ nhân loại đứng lên chống lại việc đối xử bất công, phân biệt và kỳ thị chủng tộc giữa người với người.
Ước mơ của mục sư King, không chỉ là ước mơ của người Mỹ da đen, mà còn là ước mơ của những người dân khốn khó, phải sống dưới sự khắc nghiệt của chế độ quân phiệt độc tài, hay phải chịu sự áp bức của chế độ cộng sản. Những ước mơ cao đẹp này, như men trong bánh, như muối trong đất, biến đổi những con đường chông gai đau khổ của cuộc đời thành suối nguồn hạnh phúc.
Trong hành trình kiếm tìm Chân-Thiện-Mỹ, cư dân của đất nước Hoa Kỳ nói riêng, cư dân trên toàn thế giới nói chung, đã nhìn thấy thành quả tốt đẹp của mục sư King, người có một ước mơ. Ngày nay, trên vạn nẻo đường đời, những người anh em khác màu da khác chủng tộc ở Hoa Kỳ, ở khắp hoàn vũ nắm tay nhau, trở thành anh em bạn hữu thân tình. Những quốc gia còn in hằn vết nhơ của nền độc tài thống trị, không có nhân quyền, không có tự do, nơi đó người dân đang kiên cường tranh đấu. Cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ không lùi bước này, cũng chỉ vì khát vọng:
I have a dream that one day this nation will rise up and live out the true meaning of its creed: “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal.”
I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the sons of former slave owners will be able to sit down together at the table of brotherhood.
I have a dream that one day even the state of Mississippi, a state sweltering with the heat of injustice, sweltering with the heat of oppression, will be transformed into an oasis of freedom and justice.
I have a dream that my four little children will one day live in a nation where they will not be judged by the color of their skin but by the content of their character.
I have a dream today!
I have a dream that one day every valley shall be exalted, every hill and mountain shall be made low, the rough places will be made plain, and the crooked places will be made straight, and the glory of the Lord shall be revealed, and all flesh shall see it together.
This is our hope. This is the faith with which I return to the South. With this faith we will be able to hew out of the mountain of despair a stone of hope. With this faith we will be able to transform the jangling discords of our nation into a beautiful symphony of brotherhood. With this faith we will be able to work together, to pray together, to struggle together, to go to jail together, to stand up for freedom together, knowing that we will be free one day” [“I Have A Dream” – Martin Luther King Jr.]
“Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của bản thân: “Chúng ta tin rằng chân lý này thật đầy tròn, đó là mọi người sinh ra đều bình đẳng.”
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của người nô lệ và con của người chủ nô sẽ cùng ngồi với nhau trên bàn ăn của tình huynh đệ.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, phẫn nộ vì sức nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn người con nhỏ của tôi sẽ được sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng.
Hôm nay tôi có một giấc mơ…
Tôi mơ một ngày kia những thung lũng sẽ được lấp đầy, những đồi núi sẽ được san bằng, mặt đất gồ ghề sẽ thành con đường phẳng phiu, những góc quanh co sẽ được uốn cho thẳng tắp, và sự huy hoàng của Thiên Chúa sẽ được hiển thị, để mọi người chiêm ngắm.
Đây là hy vọng của chúng ta. Đây là niềm tin tôi sẽ mang về phương Nam. Bằng niềm tin này, chúng ta sẽ biến những tiếng kêu bất hòa trong lòng dân tộc của chúng ta, thành bản giao hưởng êm ái của tình anh em hợp nhất. Bằng niềm tin này, chúng ta cùng làm việc, cùng cầu nguyện, cùng chiến đấu, cùng vào tù, cùng đứng lên vì tự do, vì chúng ta biết rõ một ngày kia chúng ta sẽ được tự do.” [HV chuyển dịch]
Bài diễn văn “Tôi Có Một Ước Mơ” của Mục Sư Martin Luther King trở thành giai điệu hạnh phúc đầy tính nhân bản, lưu truyền đến muôn thuở muôn đời.
1:30am Thứ Hai ngày 19 tháng 1 năm 2015